GIÁO TRÌNH

Đạo đức học Mac - Lênin

Humanities

Phạm trù thiện và ác

Trong lịch sử nhân loại, phạm trù thiện, ác được đề cập rất sớm. Nhân loại bao giờ cũng mơ tới cuộc sống thiện, tốt đẹp, hạnh phúc.

Trong đời sống của dân tộc ta luôn đề cao cái thiện và đấu tranh loại trừ cái ác. “ác lai, ác báo”, “gieo gió gặp bảo”, “ở hiền gặp lành”, “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, “tu nhân tích đức”.

Thiện là lợi ích của con người phù hợp với sự tiến bộ xã hội. Thiện cũng là những hoạt động phấn đấu hy sinh vì con người làm cho con người ngày càng sung sướng hơn, tự do, hạnh phúc hơn. xã hội càng văn minh càng yêu cầu con người sống thiện.

Một số quan niệm thiện ác trong lịch sử:

- Các xu hướng duy tâm tôn giáo, xem cái thiện chính là ý muốn của thượng đế.

+ Abrelia cho rằng “ý muốn của thượng đế đó là cái thiện” và giải thích chúa là người duy nhất sáng tạo và mong cái thiện. Xung quanh chúng ta đều là cái ác và do đó con người sa ngã và mất hết tự do để vươn tới cái thiện, nên chúa phải cứu với con người ra khỏi cái ác đó chính là cái thiện của chúa.

+Platon: thượng đế đem lại cho con người điều thiện nên con người phải biết vâng mệnh thượng đế sống thiện và làm điều thiện.

+ Mạnh Tử: “nhân chi sơ tính bản thiện”.

Các quan niệm thiệc, ác trên có sai lầm cho là phạm trù tiên thiên, nó như là bản chất vốn có, thậm chí có người cho rằng con người sinh ra đã mang theo mầm móng tội ác. Họ không hiểu được bản chất xã hội và tính lịch sử của phạm trù thiện ác.

Quan niệm của đạo đức học Mác xít:

Đạo đức học Mác xít cho rằng quan niện thiện, ác của con người là một sản phẩm lịch sử. Vì thế nội dung của nó không phải là một cái gì vĩnh viễn không thay đổi. ngược lại, ở mỗi thời đại, từ những quan hệ kinh tế, xã hội và giai cấp, con người hình thành nên những quan niệm thiện hay ác khác nhau tương ứng với xã hội trong thời đại đó.

VD: Yêu cầu cái thiện trong chế độ phong kiến là cơm no, áo ấm cho nông dân thì cái thiện trong xã hội tư bản là tự do dân chủ, bình đẳng, bác ái. Ngày xưa, cái thiện cao nhất là trung với vua, hiếu với cha mẹ thì ngày nay nó mang thêm nội dung mới “trung với đảng, hiếu với dân”.

Đạo đức mang tính giai cấp do vậy thiện, ác mang tính giai cấp. giai cấp này cho là thiện thì giai cấp khác có khi cho là ác.

- Trong một quan niệm cụ thể về cái thiện bao giờ cũng hàm xúc nhiều lý tưởng về đạo đức của con người, về lợi ích, sự yêu thương, kính trọng đối với con người, về sự tôn vinh phẩm giá cao quí của con người. Những giá trị đó đượcthể hiện ra thông qua giá trị tinh thần, vật chất mà bằng những nổ lực, hy sinh, phấn đấu của bản thân mình, con người đã sáng tạo nên trong những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.

- Cấu trúc nội tại của bản thân cái thiện đòi hỏi có sự tương hợp giữa lý tưởng đạo đức và hiện thực đạo đức. Nếu những lý tưởng đạo đức phù hợp thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của hiện thực đạo đức. Nếu lý tưởng đạo đức vượt quá xa đời sống hiện thực thì nó chỉ có thể dừng lại ở những lý tưởng thuần túy mặc dù con người hết sức ngưỡng mộ và tôn thờ nhưng không thể áng tạo nên cái thiện tương ứng. Ngược lại trong đời sống hiện thực, nếu không được hướng dẫn, được thúc đểy bằng những lý tưởng đạo đức chân chính thì cái thiện cũng khó có điều kiện hình thành và phát triển.

- Cái thiện bao giờ cũng phải là sự sáng tạo tích cực của con người theo những lý tưởng cao đẹp, đúng đắn. Trong một xã hội cụ thể, tùy theo những điều kiện khách quan, chủ quan nhất định, mỗi cá nhân hay nhóm thành viên đều có thể và cần phải tham gia vào sáng t5ao nên cái thiện. Điều này làm cho cái thiện trong một xã hội cụ thể có thể tồn tại và thể hiện ra ở nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào sự phát triển các quan hệ xã hội, sự trưởng thành về đạo đức của chủ thể và những hoàn cảnh mà trong đó cái thiện được sáng tạo.

- Vì là sản phẩm của hoạt động sáng tạo của con người nên trong điều kiện nào cái thiện cũng gắn bó chặt chẽ với cái chân lý và cái đẹp.

Cái thiện trước hết phải là cái chân lý, cái đúng đắn. Thiếu những điều kiện đó không thể trở thành cái thiện, cái chân lý chứa đựng trong cái thiện chính là lợi ích của tổ quốc, của nhân dân, lợi ích chân chính của con người và xã hội loài người.

Cái thiện đồng thời phải thỏa mãn những quan niệm thiện, ác khác nhau. Tuy nhiên, những lý thuyết đạo đức nói chung và quan niệm thiện ác nói riêng gắn với các giai cấp tiến bộ của thời đại thì đều là những lý thuyết, những quan niệm tiến bộ.

- Đối lập với cái thiện là cái ác, cái mà chúng ta phải kiên quyết gạt bỏ khỏi đời sống xã hội.

Mặc dù phản đối việc đề cao cái ác hoặc biện hộ cho cái ác. Nhưng đạo đức học Mác-Lênin không đối lập một cách tuyệt đối giữa cái thiện và cái ác. Do là sản phẩm của lịch sử xã hội nên quan niệm về cái ác cũng thay đổi thậm chí trái ngược nhau từ xã hội này đến xã hội khác, từ thời đại này đến thời đại khác.

Có trường hợp một hiện tượng nào đó được một thời đại này coi là cái bình thường thậm chí là cái thiện, nhưng đến thời sau, do sự tiến bộ của xã hội lại bị coi là ác, bị xã hội lên án.

 
MỤC LỤC
NỘI DUNG CÙNG TÁC GIẢ