GIÁO TRÌNH

Về khuôn mặt mới của Giáo dục Đại học Việt Nam

Social Sciences

5 Đề nghị về việc lựa chọn các dự án quan trọng quốc gia

Tác giả: Phạm Phụ

Qua theo dõi hoạt động của Quốc hội (QH) cũng như những phản ánh trên các phương tiện truyền thông về dự án Dung Quất trong những ngày vừa qua, thiết nghĩ nhiều cử tri chắc không khỏi có những băn khoăn. Cho đến nay, sau gần 7 năm kể từ ngày dự án được khởi công, vẫn có nhiều đại biểu QH nói: “Liệu có lặp lại sai lầm Dung Quất?”, “chính phủ cần tính toán lại xem đặt vị trí ở đó có lợi không?”, “Một chương trình lớn như thế mà lại chuẩn bị hết sức sơ sài” v.v… Có đại biểu còn nêu cụ thể hơn: “Địa điểm phía Nam là địa điểm có lợi thế nhất về mặt kinh tế”, “Tỷ lệ thu hồi vốn nội tại chỉ có 6,0% chứ không phải mức 15% như tính toán ban đầu”. Trong khi đó, trong thư ngỏ kính gởi QH, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt viết: “Nếu được xem xét lại, tôi vẫn chọn Dung Quất… như nhận định ban đầu”. chính phủ cũng khẳng định: “Đây là một chủ trương hết sức đúng đắn, có căn cứ khoa học…” v.v… Khi “QH xin nhận lỗi trước cử tri”, Chủ tịch QH có nói: “Việc chọn địa điểm Dung Quất cũng xuất phát từ chiến lược phát triển chung của đất nước, không phải vì riêng một địa phương nào”, nhưng cũng có nêu lên “Các bài học sâu sắc để khắc phục những khuyết điểm”, trong đó có: “Khi trình ra QH, các đại biểu QH chỉ tin vào cơ quan xây dựng dự án, cơ quan trình dự ánvà cơ quan thẩm tra dự ánthì hoàn toàn chưa đủ”.

Thực ra, với những dự ánquan trọng quốc gia (DAQG) như đường dây 500 KV, đường Hồ Chí Minh, thủy điện Sơn La, Nhà máy lọc dầu Dung Quất và ngay cả dự ánphân ban trung học phổ thông v.v…, QH thường phải đưa ra các quyết định về chủ trương đầu tư

(Có hay không có dự án), về quy mô, địa điểm, thời gian thích hợp của dự ánv.v… Với những quyết định quan trọng như vậy, gần đây QH đã đưa ra thảo luận công khai và minh bạch trước cử tri của cả nước trước khi có quyết định cuối cùng. Rõ ràng, đây là một bước tiến lớn trong việc thúc đẩy quá trình dân chủ ở nước ta nhằm lựa chọn cho được những dự ántốt và có sự đồng thuận cao của nhân dân cả nước. Trên tinh thần đó, qua thực tiễn của các dự ánlớn, xin phép được có 5 đề nghị cụ thể sau đây liên quan đến việc lựa chọn các DAQG.

  1. Trước hết, các DAQG hầu hết đều có nhiều mục tiêu, trong đó mục tiêu “Hiệu quả kinh tế quốc gia” thường được xem xét trước tiên. Để tính được hiệu quả này, đề nghị tính toán theo “giá kinh tế” mà không tính theo “giá tài chính”. Ví dụ, nếu nhập khẩu một thiết bị giá 1.000 Đôla, đóng thuế 100 Đôla thì giá tài chính là 1.100 Đôla, nhưng giá kinh tế dựa trên quyền lợi quốc gia chỉ có 1.000 Đôla vì 100 Đôla tiền thuế đất nước không thực chi, chỉ là khoản chuyển đổi giữa các bộ phận dân chúng. Sự “kênh giá” của một số hàng hoá ngoại nhập và nội địa cũng như của tỷ suất ngoại tệ cũng phải được tính đến. Nhờ đó, chúng ta sẽ xem xét được hiệu quả kinh tế quốc gia chứ không chỉ là lợi ích tài chính của riêng dự án.
  2. Thứ hai, khi có xét hiệu quả tạo công ăn việc làm, ví dụ nếu có 2 phương án (PA), PA 1 có mức lãi chỉ là 8% nhưng lại tạo được đến 500 việc làm, còn PA 2 có mức lãi đến 10% nhưng lại chỉ tạo được 300 việc làm, chúng ta rất khó quyết định nên chọn PA nào vì PA có mức lãi cao hơn thì lại tạo ra được ít việc làm hơn. Khi đó, thay vì tính chi phí trả lương cho công nhân, ví dụ 1 triệu Đ/ tháng, ta tính theo giá kinh tế (“giá mờ”, “giá cơ hội”) chỉ là 0,6 x 1 triệu Đ/ tháng = 600 ngàn Đ / tháng. Hệ số 0,6 có tính chất ví dụ đó gọi là “hệ số tính đổi” giữa hai loại giá kinh tế và giá tài chính. Hệ số này khác nhau cho từng loại công nhân, loại lao động, cho từng vùng miền. Nếu dùng cách tính đó cho 2 PA nói trên, giả sử ta có hiệu quả kinh tế có tính đến hiệu quả tạo việc làm của PA 1 là 12% và của PA 2 là 11.0%, ta dễ dàng chọn PA 1. Vậy đề nghị Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổ chức nghiên cứu xây dựng Hệ thống hệ số tính đổi này để dùng cho việc soạn thảo báo cáo khả thi của các DAQG.
  3. Thứ ba, khi DAQG có nhiều mục tiêu mà một số mục tiêu không quy ra được kinh tế, ví dụ như: an toàn, di dân… ở thủy điện Sơn La, an ninh quốc gia, cân bằng vùng… ở đường Hồ Chí Minh; cân bằng vùng, môi trường… ở Dung Quất v.v…, đề nghị áp dụng thủ tục “ra-quyết-định nhiều mục tiêu”khi lựa chọn PA. Ví dụ, hiện nay chúng ta đang có ba PA về phân ban trung học phổ thông, mỗi PA đều có một loạt ưu điểm và nhược điểm. Vậy thực khó mà quyết định lựa chọn PA nào, nếu theo cách so sánh thông thường. Nhưng nếu áp dụng thủ tục nói trên, chúng ta sẽ chọn được PA tốt hơn và cũng sẽ có được sự đồng thuận cao của xã hội. Chúng ta đã có một số chuyên gia về lãnh vực “ra-quyết-định nhiều mục tiêu” đang nằm rải rác trên toàn quốc, nếu sử dụng tốt lực lượng này chắc rằng việc lựa chọn các DAQG sẽ có thêm cơ sở khoa học.
  4. Thứ tư, với những DAQG cần ra-quyết-định theo thủ tục nói trên, đề nghị cơ quan trình dự án(các chuyên gia) phải trình ra QH vài (ba) PA để QH lựa chọn, trừ những trường hợp cá biệt. Cơ quan trình dự ánphải đảm bảo các PA đệ trình là đúng đắn về mặt kỹ thuật, có tính khả thi về mặt kinh tế – xã hội – thị trường… và đều là các PA tốt theo nghĩa, PA này so với PA kia tốt hơn về mục tiêu 1 thì lại xấu thua về mục tiêu 2. Cơ quan trình dự áncũng phải trình các gia số “lợi thêm được” của mục tiêu 1 và gia số “mất bớt đi” của mục tiêu 2 nếu chọn PA này mà không chọn PA kia, nghĩa là “sự đánh đổi được / mất” (trade-offs) trong so sánh giữa các PA. Khi cần xét lại các quyết định trong quá khứ, như trường hợp của Dung Quất, thì việc xem xét các PA mới không được tính đến các khoản chi phí đã xảy ra. (Có thể đây là một trong những nguyên nhân có sự chênh lệch lớn giữa 2 con số tỷ lệ thu hồi vốn nội tại 15% và 6% nói trên). Đầu tư là việc của tương lai.

Thứ năm, các đại biểu QH nói chung không phải là các chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể như giao thông, dầu khí, điện lực, giáo dục v.v…, trừ một số trường hợp trùng hợp ngẫu nhiên. Vì vậy, các Uỷ ban thẩm tra của QH có thể hợp đồng với các tổ chức tư vấn để thẩm định DAQG về mặt kỹ thuật và tính khả thi, bên cạnh sự thẩm tra về mặt pháp lý, chính sách, quy hoạch, thủ tục…của chính các Uỷ ban. Sau đó, đề nghị QH chủ yếu phân tích và cân nhắc về mặt chính sách và so sánh các “được”/ “mất” nói trên giữa các PA để bỏ phiếu quyết định chọn PA. Sự cân nhắc này phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm và thái độ (preference) có thể rất khác nhau của các đại biểu QH. Đương nhiên, thường đó phải là quan điểm và thái độ của các cử tri mà đại biểu là người đại diện.

 
MỤC LỤC