CÁC TẾ BÀO THAM GIA VÀO ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
Tất cả các tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch (ĐƯMĐ) đều có nguồn gốc chung là tế bào gốc ở tủy xương; chúng được biệt hóa để tạo thành các dòng tế bào khác nhau.
- Dòng tạo máu biệt hóa thành các tế bào mono (monocyte, tiếng Hy Lạp: mono = đơn, cyte = tế bào), từ tế bào này tạo ra đại thực bào và tế bào tua, tức là các tế bào đơn nhân; các tế bào đa nhân (granulocyte) còn gọi là bạch cầu nhân đa hình (PMN) bao gồm bạch cầu trung tính, bạch cầu kiềm, bạch cầu axit; dòng hồng cầu tạo hồng cầu; dòng tế bào nhân khổng lồ tạo tiểu cầu.
- Dòng lympho được tạo thành do các tế bào nguồn biệt hóa ở các cơ quan lympho trung tâm. Nếu vào tuyến ức sẽ tạo thành các tế bào T (từ chữ thymus = tuyến ức), còn nếu vào túi Bursa Fabricius thì sẽ tạo thành tế bào B. Ở động vật có vú không có túi Fabricius thì tế bào B được hình thành trong tủy xương hoặc gan bào thai
Đại thực bào (ĐTB)
ĐTB là các tế bào đơn nhân có nguồn gốc từ tủy xương. Thường có kích thước lớn có khả năng thức bào, tức là bắt và nuốt các phân tử lạ, kể cả các vi sinh vật. ĐTB có những hình thái khác nhau và cư trú ở nhiều nơi khác nhau. Trong huyết tương chúng ở dạng lưu động, đó là ĐTB thực sự, đóng vai trò trung tâm trong ĐƯMĐ. Trong tế bào chất có nhiều lyzoxom chứa các enzym tiêu hóa, dễ bắt màu thuốc nhuộm dành cho esteaz không đặc hiệu, các peroxitaz và hydrolaz axit.
- ĐTB tiết ra các sản phẩm sau:
• Các thành phần của bổ thể C1, C2, C3, C4, C5, và các yếu tố B, D, propecdin, I, H.
• Các proteaz trung tính (collagenaz, elastaz, chất hoạt hóa plasminogen).
• Cytokin: Interleukin IL-1, -6, -8, -10, -12, yếu tố hoại tử ung thư α (TNF-α), yếu tố kích thích quần lạc (CSF), interferon α (IFN-α).
• Các yếu tố gây đông tụ: tromboplastin mô, yếu tố V, VII, IX, X.
• Prostaglandin (PGE2, PGF2α)
- Trên bề mặt ĐTB có các thụ thể:
• Dành cho Fc của KT (phần Fab của KT gắn với KN)
• Dành cho C3b (để rồi C3b lại gắn vào KN)
• Dành cho lectin gắn vào đường mannoza trên thành tế bào vi khuẩn.
ĐTB được biệt hóa từ tế bào mono. Khi di chuyển tới các mô trở thành ĐTB cố định. Tùy theo từng loại mô mà có các tên gọi khác nhau. Ở phế nang thì gọi là ĐTB phế nang (alveolar), ở ổ bụng là ĐTB phúc mạc, ở dưới da là Langerhans (một dạng tế bào tua), ở gan là Kupffer, ở hạch lympho và lách là tế bào tua, ở mô thân kinh là tế bào hình sao.
Bạch cầu đa nhân (PML-polymorphonuclear leukocyte)
Bạch cầu (BC) đa nhân hay BC hạt có nguồn gốc từ tủy xương, chiếm 60-70%. Trong máu ngoại vi, chúng có khả năng bám dính và xuyên mạch. Chúng bao gồm BC trung tính, BC ưa kiềm, BC ưa axit. Chúng không có tính đặc hiệu với KN nhưng đóng vai trò quan trọng trong viêm cấp.
BC trung tính (neutrophil)
Gọi là BC trung tính là vì trong tế bào chất chứa nhiều bọng (hạt) nhỏ không bắt màu thuốc nhuộm kiềm hay axit, nhân tế bào có cấu tạo nhiều thùy
• Có khả năng thực bào mạnh
• Trên bề mặt có chứa các thụ thể dành cho lectin, Fc, C3b của bổ thể C3
• Trong bọng chứa các enzym myeloperoxitaz, Lyzozym, hydrolaz axit (ví dụ β-glucuronidaz, photphataz), peptit dạng cation (defensin).
• Có các bọng nhỏ chứa lactoferrin, lyzozym, histaminaz.
• BC trung tính cũng tiết ra các sản phẩm khác: như cytokin [IL-1, -6, -8, TNF-α, yếu tố kích thích quần lạc-(CSF), IFN-α], leukotrien [LTC4, LTD4, LTE4 (SRS)], prostaglandin (PGE2), yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF).
Khả năng giết của thực bào
ĐTB và BC trung tính đều có khả năng tiết ra các chất diệt khuẩn theo hai cơ chế: phụ thuộc oxy và không phụ thuộc oxy.
Cơ chế phụ thuộc oxy bao gồm:
(1) O2oxitaz màng 2O2- (superoxit)
(2) 2O2- + 2H+ superoxitaz, dismutaz H2O2 + 1O2 (singlet oxy)
(3) H2O2 + O2- OH + OH- + 1O2 (oxy đơn gốc hydroxyl)
(4) H2O2 + Cl- (hoặc I-) myeloperoxitaz OCl- (hoặc OI-) + H2O (OCl- = hapohalite)
(5) OCl- +H2O21O2 + Cl- + H2O
Oxit nitơ là hợp chất gây độc tế bào khác được tạo thành từ cơ chất là L-acginin và O2 với sự xúc tác bởi syntetaz của oxit nitơ.
2 acginin + 2O2 + 3NADPH + 3H+ 2citrulin + 2NO + 2HCl + 3NADP-
Cơ chế không phụ thuộc oxy bao gồm
• Lyzozym
• Các sản phẩm của lyzoxom (protein dạng cation như defensin, serprocidin), hydrolaz
• Lactoferrin
• Proteaz trung tính
Vai trò của ĐTB và BC trung tính có thể tóm tắt như sau:
- Có khả năng thực bào
- Tiết ra các chất hóa học trung gian để diệt khuẩn và gây viêm
- Các tế bào này khi nhận được tín hiệu hóa học (các chất hóa ứng động) sẽ tập trung ở ổ nhiễm để gây viêm.
- Nhận diện tế bào đích nhờ các thụ thể bề mặt dành cho Fc của KT, lectin và C3b.
- Tiêu diệt vi khuẩn nhờ tạo thành phagolyzoxom hoạt hóa cơ chế diệt phụ thuộc và không phụ thuộc oxy
Bạch cầu ưa kiềm (basophil leukocyte)
Tế bào có tỷ lệ thấp (0-2%) trong máu. Trong sinh chất chứa các hạt khác nhau về kích thước bắt màu thuốc nhuộm kiềm (xanh metylen). Các hạt này chứa các amin hoạt mạnh. Các chất này được giải phóng ra ổ viêm và vị trí xảy ra quá mẫn. Trên bề mặt tế bào kiềm có các thụ thể dành cho Fc của IgE. Về mặt miễn dịch học tế bào kiềm giống như tế bào mast.
Bạch cầu ưa axit (eosinophil leukocyte)
Có trong máu ngoại vi chiếm 1-5% tổng số bạch cầu (ở người Việt là 6-10%). Trong tế bào chất chứa các hạt bắt màu thuốc nhuộm axit (eosin). Khi bị nhiễm ký sinh (giun, sán) hoặc khi bị dị ứng thì số lượng BC axit tăng lên.
BC ưa axit được hấp dẫn bởi các chất hóa ứng động [C5a, ECF (eosinophil chemotactic factor do tế bào mast tiết ra] đi đến nơi có KN. Trên bề mặt BC axit có các thụ thể dành cho Fc của IgE hoặc IgG và C3b. Các KT và C3b lại gắn với KN trên bề mặt ký sinh (giun, sán). BC axit được hoạt hóa, tiết các chất hóa học trung gian để tiêu diệt vật ký sinh
Các sản phẩm của BC ưa axit
- Có nhiều hạt đặc hiệu chứa protein chính, protein dạng cation, neurotoxin, peroxitaz.
- Các hạt nhỏ chứa các enzym aryl sulphataz, photphataz.
- Các chất hóa học trung gian gồm: H2O2, superoxit, leukotrien (LTB4, LTC4), prostaglandin (PGE2), yếu tố hoạt hó tiểu cầu; các cytokin (ví dụ IL-1α, -3, -5, -6, -8), yếu tố kích thích quần lạc của tế bào hạt và ĐTB (GM-CSF-granulocyte-macrophage colony-stimulating factor), yếu tố hoại tử ung thư α (TNF-α); các enzym histaminaz, photpholipaz và β-glucuronidaz.
- Vi sinh vật học
- Dinh dưỡng của vi sinh vật
- Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật
- Ức chế vi sinh vật bằng các tác nhân vật lý và hóa học
- Khái niệm chung về trao đổi chất ở vi sinh vật
- Giải phóng và bảo toàn năng lượng ở vi sinh vật
- Đại cương về trao đổi chất
- Sự phân giải glucose thành pyruvate
- Lên men
- Chu trình acid tricarboxylic
- Sự vận chuyển electron và phosphoryl hóa oxy hóa
- Hô hấp kỵ khí
- Sự phân giải các hidrat carbon và các polime dự trữ nội bào
- Phân giải lipid
- Phân giải protein và acid amine
- Oxi hóa các phân tử hữu cơ
- Quang hợp
- Sử dụng năng lượng trong sinh tổng hợp ở vi sinh vật
- Mối quan hệ giữa virus và tế bào
- Di truyền học vi sinh vật
- Vi sinh vật và miễn dịch học
- Vacxin
- Sinh thái học vi sinh vật
- Vi sinh vật trong môi trường nước
- Vi sinh vật học thực phẩm
- Mở đầu
- Sinh trưởng của vi sinh vật trong thực phẩm
- Sinh trưởng của vi sinh vật và quá trình làm hỏng thực phẩm
- Phòng chống hư hỏng thực phẩm (Controlling Food Spoilage)
- Các bệnh dẫn đến từ thực phẩm (Food-borne Diseases)
- Phát hiện các tác nhân gây bệnh sinh ra từ thực phẩm
- Vi sinh vật học các thực phẩm lên men (Microbiology of Fermented Foods)
- Vi sinh vật là nguồn thực phẩm và thực phẩm bổ sung (Microorganism as Foods and Food Amendments)