GIÁO TRÌNH

Dinh dưỡng người

Science and Technology

Cấu trúc cơ thể người

Tác giả: Nguyễn Minh Thúy

Khái quát

Con người từ khi sơ sinh đến lúc trưởng thành, cân nặng của cơ thể tăng lên đến 20 lần. Để có sự phát triển về trọng lượng như vậy, cơ thể lấy các nguyên liệu từ thức ăn, nước uống. Nhiều thực nghiệm đã chứng minh chế độ ăn ảnh hưởng đến cấu trúc cơ thể. Cấu trúc của cơ thể thay đổi theo từng nhóm tuối (Bảng 2.1) và giới tính, gene và chủng tộc. Ngoài ra các yếu tố như dinh dưỡng và tập luyện, lao động thể lực đều có ảnh hưởng tới cấu trúc cơ thể.

Bảng 2.1 Ảnh hưởng của quá trình tăng trưởng, trưởng thành và mức độ béo phì đến thành phần của cơ thể và mô không chứa chất béo (Garrow và cộng sự, 2000)

Phương pháp xác định cấu trúc cơ thể

Sử dụng các số đo cấu trúc cơ thể để xác định và đánh giá tình trạng dinh dưỡng đã trở thành một trong những phương pháp được áp dụng rộng rãi, có ý nghĩa thực tiễn cao trong nghiên cứu dinh dưỡng và trong việc theo dõi sức khoẻ. Ở trẻ em, tăng cân là một biểu hiện của phát triển bình thường và dinh dưỡng hợp lý. Ở người trưởng thành quá 25 tuổi cân năng thường duy trì ở mức ổn định quá béo hay quá gầy đều không có lợi đối với sức khỏe. Người ta thấy rằng tuổi thọ trung bình của người béo thấp hơn và tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch cao hơn người bình thường. Có nhiều công thức để tính tính cân nặng "nên có" hoặc các chỉ số tương ứng. Chỉ số được sử dụng nhiều và được Tổ chức Y tế thế giới (1985) khuyên dùng là chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index):

BMI = W H 2 size 12{ ital "BMI"= { {W} over {H rSup { size 8{2} } } } } {}

Trong đó:

W: Cân nặng tính theo kg

H: Chiều cao tính theo mét

Theo khuyến nghị của tổ chức Y tế thế giới: chỉ số BMI ở người bình thường nên vào khoảng 18,5 – 24,99. Có thể thấy sự tương ứng giữa chiều cao và chỉ số BMI ở Hình 2.1.

Hình 2.1 Bảng xác định BMI theo chiều cao và cân nặng (http://btc.montana.edu)

 
MỤC LỤC
NỘI DUNG CÙNG TÁC GIẢ