GIÁO TRÌNH

Giáo trình Vi sinh vật học

Science and Technology

Cố định quang hợp co2

Tác giả: Nguyễn Lân Dũng

CỐ ĐỊNH QUANG HỢP CO2

Mặc dù hầu hết vi sinh vật có thể cố định CO2 ít nhất là trong các phản ứng bổ sung tuy nhiên chỉ các cơ thể tự dưỡng mới có khả năng sử dụng CO2 làm nguồn carbon duy nhất hoặc chủ yếu. Sự khử và cố định CO2 đòi hỏi nhiều năng lượng. Các cơ thể tự dưỡng thường thu năng lượng nhờ sự hấp thu ánh sáng trong quang hợp nhưng một số nhận được năng lượng từ phản ứng oxy hoá các chất cho electron vô cơ khử. Sự cố định CO2 tự dưỡng có ý nghĩa quyết định đối với sự

sống trên trái đất vì nó cung cấp chất hữu cơ cho các cơ thể dị dưỡng. Vi sinh vật có thể cố định CO2 hoặc chuyển phân tử vô cơ này thành carbon hữu cơ và đồng hoá nó theo ba con đường chủ yếu. Hầu như tất cả các vi sinh vật tự dưỡng đều cố định CO2 qua con đường trao đổi chất đặc biệt được gọi là chu trình Calvin (cũng gọi là chu trình Calvin-Benson hoặc chu trình pentosephosphate khử). Mặc dù hoạt động trong các cơ thể quang hợp có nhân thật và hầu hết cơ thể quang hợp có nhân nguyên thuỷ nhưng chu trình Calvin lại vắng mặt ở Archaea (Cổ khuNn), một số vi khuNn kỵ khí bắt buộc và một số vi khuNn hiếu khí. N hững vi khuNn này thường sử dụng một trong hai con đường khác. Một số archaea (Thermoproteus, Sulfolobus) và các vi khuNn Chlorobium Desulfobacter sử dụng con đường acid tricarboxylic khử. Ở các vi khuNn sinh metan, vi khuNn khử sulfate và các vi khuNn sinh acetate (các vi khuNn tạo thành acetate từ CO2 trong quá trình lên men) lại tồn tại con đường Acetyl-CoA. Chu trình Calvin gặp trong chất nền (stroma) của lục lạp của các vi sinh vật nhân thật tự dưỡng. Vi khuNn la, một số vi khuNn nitrate hoá và các thiobacilli chứa các thể vùi, đa diện gọi là cacboxysom. Cacboxysom chứa enzyme ribulo- 1,5-bisphosphate carboxylase, có thể là vị trí cố định CO2 hoặc vị trí dự trữ carboxylase và các protein khác. Có thể chia chu trình Calvin thành 3 pha: carboxyl hoá, khử và tái sản. Sơ đồ chung của chu trình được giới thiệu ở hình18.4.

Pha carboxyl hoá (carboxylation phase)

Sự cố định CO2 được xúc tác bởi enzyme ribulo-1,5-bisphosphatecarboxylase hoặc oxygenase (rubisco) (Hình 18.3) xúc tác việc gắn CO2 vào ribulo-1,5-bisphosphate (RuBP) tạo thành 2 phân tử 3-phosphorus-glycerat (PGA).

Phản ứng ribulo-1,5-bisphosphate carboxylase

Enzyme xúc tác bổ sung CO 2 vào ribulo-1,5-bisphosphate tạo thành 1 chất trung gian không b n, sau đó chất này bị phân giải thành 2 phân tử 3-phosphorusglycerat. (Theo: Prescott và cs, 2005)

Pha khử (reduction phase)

Tiếp theo, PGA bị khử thành glyceraldehyde-3-phosphate. Sự khử được xúc tác bởi 2 enzyme, thực chất là sự đảo nghịch một phần của con đường đường phân mặc dù glyceraldehyde-3-phosphate-dehydrogenase khác với enzyme đường phân

trong việc sử dụng N ADP+ thay cho N AD+ (hình 18.4).

Pha tái sinh (regeneration phase)

Trong pha này RuBP được tái sản và sản ra các hidrat-carbon như glyceraldehyde-3-phosphate, fructose za và glucose (Hình 18.4). Phần này của chu trình chi với con đường pentose-phosphate và bao gồm các phản ứng của transketolase và transaldolase. Chu trình được hoàn thành khi phosphorusribulokinase tái tạo RuBP.Để tổng hợp fructose -6-phosphate hoặc glucose -6-phosphate từ CO2 chu trình phải hoạt động 6 lần để sản ra hexose cần thiết và tái tạo 6 phân tử RuBP. 6RuBP + 6CO2 → 12PGA → 6RuBP + Fructose -6-P Việc cố định một CO2 thành chất hữu cơ cần 3ATP và 2N ADPH. Glucose được tạo thành từ CO2 theo phương trình sau:

6CO2 + 18ATP + 12N ADPH + 12H+ + 12H2O → glucose + 18ADP + 18Pi +

12N ADP+

Chu trình Calvin

Trên đây là sơ đồ vắn tắt của chu trình chỉ với các pha carboxyl hóa và khử được trình bày chi ti ế t. 3 ribulo-1,5-bisphosphate được carboxyl hóa tạo thành sáu 3-phosphorusglycerat trong pha carboxyl hóa. Các chất này được chuyển hóa thành 6 glycerat-3-phosphate rồi có thể thành dihydroxyacetone phosphate (DHAP) 5 trong số 6 triose (glyceraldehyde phosphate và dihydroxyacetone phosphate) được dùng để tạo lại 3 ribulo-1,5-bisphosphate trong pha tái sản. Triose còn lại được dùng trong sinh tổng hợp. Những con số trong ngoặc đơn ở bên phải phía dưới chỉ ra dòng carbon này. (Theo: Prescott và cs, 2005)

ATP và N ADPH được cung cấp bởi các phản ứng sáng quang hợp hay bởi sự oxy hoá các phân tử vô cơ ở các vi khuNn hoá tự dưỡng. Sau đó các đường tạo thành trong chu trình Calvin có thể được dùng để tổng hợp các phân tử cần thiết khác.

 
MỤC LỤC