CÔNG TRÌNH THÁO NƯỚC ( BỂ THÁO )
Công dụng và phân loại bể tháo.
Bể tháo là công trình nối phần cuối ống đẩy với kênh tưới ( đối với trạm bơm tưới ) hoặc nối với sông, hồ ( đối với trạm bơm tiêu ) hoặc các công trình lấy nước dẫn nước đến nơi dùng nước khác ( như cấp nước sinh hoạt, cấp nước công nghiệp ) ...
Bể tháo có những yêu cầu sau:
- Bảo đảm dòng chảy vào kênh hoặc nơi lấy nước thuận dòng, tổn thất ít;
- Phân phối và khống chế mực nước, bảo đảm yêu cầu cho các kênh tưới;
- Ngăn được dòng nước chảy ngược về ống đẩy khi đột nhiên dừng máy.
* Về mặt kết cấu bể tháo và biện pháp ngăn dòng chảy ngược khi cắt máy bơm có thể chia bể tháo thành các loại sau:
Bể tháo sử dụng thiết bị cơ khí ngăn dòng
Bể tháo sử dụng nguyên lý xi phông
Bể tháo có tường tràn);
1- ống đẩy; 2- ống thông khí; 3- van nắp; 4- rãnh đặt sữa chữa; 5- cầu công tác;
6- giếng làm lặng nước; 7- kênh tháo.
1- ống đẩy; 2- van ngược; 3- phần loe cửa ra ống đẩy; 4- giếng làm lặng nước;
5- kênh tháo; 6- ống dẫn khí.
1- ống đẩy; 2- ngưỡng lỗ tràn; 3- tời điện; 4- cầu trục; 5,6- van sữa chữa và van chính.
* Theo sự nối tiếp giữa kênh và bể tháo có thể chia ra ba loại: thẳng dòng ( hình 12 - 19,a ), phân dòng ( hình 12 - 19,c ) và rẽ ngang ( 12 - 19,b ):
Bể tháo phân dòng nối tiếp với nhiều kênh dẫn nước khi trạm bơm phụ trách nhiều khu tưới. Bể tháo rẽ dòng nối với một kênh khi điều kiện địa hình không thuận lợi, loại này chỉ dùng với trạm nhỏ có lưu lượng nhỏ hơn 1 m3/s.
* Theo vị trí và cách nối tiếp với nhà máy bơm có thể chia ra hai lọai bể tháo: bể tháo xây tách xa nhà máy và bể tháo xây liền ( kết hợp ) với nhà máy. Loại bể tháo kết hợp được dùng với trạm có cột nước thấp, bơm trục đứng và giao động mực nước nguồn thấp hơn miệng ra ống đẩy. Hình thức này phải tính nền móng cẩn thận để bảo đảm lún đều và ổn định khi thi công xong và chú ý đến chống thấm chỗ tiếp giáp giữa bể tháo với tường nhà máy.
Bể tháo sử dụng thiết bị đóng mở cơ khí
Bể tháo trang bị thiết bị đóng mở cơ khí nhờ có hình dạng phần chảy đơn giản do vậy tổn thất thủy lực và giá thành rẻ và dễ xây dựng nó có thể dùng với mọi giao động mực nước và lưu lượng. Nhược điểm của nó là rò nước qua khe hở ở các bộ phận chống rò và qua các cửa van chảy ngược vào ống đẩy.
Các loại thiết bị cơ khí để chặn dòng chảy ngược:
Van nắp: Van nắp là một đĩa thép có trục quay nằm ngang phía trên mép cửa ra của đoạn loe ống đẩy ( Hình 12 - 16 và 12 - 20 ). Chu vi cửa ra đặt vòng cao su chống rò nước. Khi khởi động máy bơm, nước đầy ống và đẩy van nắp để vào bể tháo. Khi ngắt bơm, dưới áp lực của cột nước trong bể tháo và trọng lượng bản thân sẽ đóng nắp van lại. Để hạn chế va đập giữa nắp với vòng chống rò cũng như để mở van được hoàn toàn
1- đoạn loe cửa ra; 2- đĩa; 3- bản lề; 4- đối trọng; 5- ống thông khí.
và giảm lực nâng van, khi lỗ cửa ra có đường kính Dr = 0,6 ... 1,2 m ta lắp thêm đối trọng, để tốt hơn nữa làm cửa van nắp hình van bướm có bản lề lệch tâm ở miệng ra. Khi dùng van nắp để tránh chân không trong ống khi dừng máy cần đặt ống thông khí từ ống đẩy chỗ trước van, kích thước ống d = ( 1/5 ... 1/6 ) đường kính ống đẩy.
Van ngược: được sử dụng khi đường kính lỗ cửa ra của ống đẩy Dr ≤ 1,2m.Van ngược có một cánh quay xung quanh một trục cố định với nắp van, khi máy bơm ngừng làm việc cánh van sẽ đóng kín ngăn không cho dòng nước chảy ngược lại ( Hình 10 - 7,b và 12 - 17 ).
Van phẳng hạ nhanh: Khi ống đẩy có đường kính cửa ra lớn hơn 2 m thì nên dùng loại van phẳng tự động nâng hạ nhanh bằng tời điện ( Hình 12 - 18 ). Loại bể tháo có van phẳng yêu cầu phải có ngăn trống phía trước van do đó làm tăng thêm kích thước chiều dài bể tháo. Mở máy bơm phải đồng bộ với nâng cửa van, việc nâng van bắt đầu khi mực nước ở phần trước van ổn định. Tuy nhiên thường tốc độ kéo van chậm hơn tốc
độ dâng mực nước trước van, bởi vậy đỉnh tường ngực 2 phải vượt cao hơn mực nước cao nhất khoảng chừng 0,4 m và là ngưỡng để nước tràn qua khi sự cố cửa van hỏng. Tiết diện lỗ tràn phía trên tường ngực nên lấy bằng 0,7 lần tiết diện ống đẩy.
Ngoài ra bể tháo còn có thể dùng van cung, dùng lọai van này sẽ làm cho khối lượng bể tháo lớn và tăng kích thước bể, do vậy loại này chỉ dùng cho trạm bơm lớn.
Tính toán thủy lực bể tháo thẳng dòng
Nhiệm vụ tính toán thủy lực bể tháo là:
- Xác định độ sâu ngập của miệng ra ống đẩy dưới mực nước thấp nhất trong bể;
- Bảo đảm dòng chảy ra khỏi ống đẩy ở trạng thái ngập lặng;
- Xác định chiều dài giếng tiêu năng của bể tháo;
- Xác định hình dạng kích thước thềm ra từ giếng tiêu năng;
- Xác định chiều dài đoạn bảo vệ mái và đáy kênh tháo;
- Xác định các kích thước bể tháo hợp lý.
Qua thực tế tổng kết cho thấy việc thiết kế bể tháo có một số lời khuyên sau đây:
- Để tránh sinh các vùng xoáy gây xói lở mái kênh tháo sau bể tháo nên thiết kế phần ra ống đẩy làm việc đối xứng;
- Khi bể tháo không có trụ phân chia thì kích thước các xoáy sẽ tăng lên; trụ phân dòng còn giúp cho việc quản lý trạm bơm thuận lợi khi cần ngăn dòng sữa chữa;
- Mép trên cửa ra ống đẩy đặt dưới mực nước thấp nhất trong bể ít nhất một độ sâu bằng
thì điều kiện thủy lực trong bể tốt hơn, nhưng đừng sâu quá;
- Đoạn ống ra có miệng ra hình chữ nhật ( khi tiết diện ra lớn hơn 2 m2 ) hoặc tròn
( khi tiết diện ra nhỏ hơn 2 m2 ); miệng ra hình chữ nhật sẽ làm giảm chiều dài giếng tiêu năng 20 % so với miệng ra tròn.
- Thềm ra từ giếng tiêu năng có dạng thẳng đứng sẽ giảm được chiều dài của giếng tiêu năng, nhưng tổn thất thủy lực qua bể tháo tăng hơn khi có dạng nghiêng, nên làm mái nghiêng m = 0,5;
- Đoạn kênh tháo nối tiếp với bể tháo sẽ có vận tốc ở đáy và bờ tăng cao hơn hai lần vận tốc cho phép, do vậy cần phải bảo vệ mái và đáy kênh tháo chống xói lỡ. Thường lấy độ dài đoạn kênh cần bảo vệ ở ngoài bể tháo một đoạn dài bằng 5 lần độ sâu lớn nhất trong kênh để vận tốc dòng chảy ở trong kênh đều đặn hơn và xấp xỉ vận tốc cho phép.
* Độ ngập sâu nhỏ nhất của mép trên miệng ra ống đẩy để bảo đảm dòng chảy ra ngập lặng được xác định theo công thức sau:
Trong công thức:
thường trong khoảng từ 1,5 ... 2 m/s
D0 = ( 1,1 ... 1,2 ) D - đường kính cửa ra ống, D- đường kính ống, ( m ).
* Độ sâu nhỏ nhất trong giếng tiêu năng của bể tháo tính theo công thức sau:
Trong đó p là khoảng cách từ mép dưới miệng ra ống đẩy đến đáy bể. Tùy theo cấu
tạo nắp ống đẩy của bể tháo, khi có vật chống rò thì lấy p = 0,2 ... 0,3 m.
* Chiều cao thềm ra của giếng tiêu năng được tính theo công thức:
* Độ sâu lớn nhất của giếng tiêu năng:
* Độ ngập sâu lớn nhất của mép trên miệng ra ống xả:
* Chiều cao phía trong tường bể tháo là:
Trong đó : a là độ cao an toàn, lấy theo bảng sau:
Lưu lượng trạm (m3/s) | 1 | 1 ... 10 | 10 ... 30 | > 30 |
a ( m ) | 0,3 | 0,4 | 0,5 | 0,6 hoặc hơn |
* Chiều dài giếng tiêu năng tính theo công thức sau:
Trong đó : k là hệ số phụ thuộc vào dạng của thềm ra khỏi giếng tiêu năng, hình dạng tiết diện miệng ra ống đẩy, hình dạng và chiều cao của thềm, lấy theo bảng sau:
Hoặc có thể tra đồ thị bên cạnh để xác định k.
Các kết quả tra hệ số k ở trên và tính toán xác định chiều dài giếng tiêu năng trên là ứng với miệng ra hình tròn, khi miệng ra hình chữ nhật thì rút bớt 20%.
* Chiều dài đoạn kênh tháo ( sau bể tháo đối xứng ) cần bảo vệ mái và đáy :
* Khoảng cách giữa các tâm miệng ra ống đẩy:
Trong đó : b - khoảng cachs từ mép ống đẩy đến trụ pin, lấy như sau:
loại van tự đóng nhanh b = 0;
loại van nắp cánh bướm b = 0,5 m;
loại nắp ống đẩy có chốt bản lề phía trên b = 0,3 ... 0,4 m.
d - chiều dày trụ pin ở bể tháo lấy từ 0,6 ... 0,8 m;
n - số lượng đường ống đẩy nối với bể tháo.
Bể tháo kiểu xi phông
Tính đặc biệt của kết cấu xi phông là phần cuối đường ống đẩy ( trong mặt phẳng đứng ) có dạng khuỷu cong, khi bơm nước, khuỷu làm việc theo nguyên lý chân không vì vậy mới có tên gọi là xi phông ( xem Hình 12 - 22 ).
Bể tháo xi phông gần đây đã được sử dụng nhiều vì có những ưu điểm sau:
- Không có cửa van và trụ pin ngăn giữa các buồng như những loại khác, do đó giảm được chiều dài bể, nhất là đối với các trạm bơm lớn điều nầy càng có ý nghĩa;
- Làm việc tự động và bảo đảm an toàn;
- Tổn thất thủy lực tương đối nhỏ.
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của loại này là thiết kế, thi công có nhiều phức tạp, đòi hỏi chất lượng thi công cao hơn. Đối với bể tháo có giao động mực nước lớn thì xi phông làm việc khó bảo đảm . Điều kiện làm việc của xi phông phụ thuộc vào độ chân không tĩnh lớn nhất trên mực nước bể nhỏ nhất không được quá 6 m và khi máy bơm làm việc không được rơi vào vùng làm việc không ổn định của máy bơm.
Bể tháo xi phông có thể dùng cho các trạm bơm : khi đường kính ống đẩy nhỏ hơn 1 mét nên làm xi phông bằng thép mặt cắt tròn ( hình a ), khi ống đẩy có đường kính lớn hơn 1 m nên dùng xi phông bằng bê tông cốt thép mặt cắt tròn hoặc đa giác ( hình δ ).
a,δ - xi phông tiết diện tròn và xi phông tiết diện chữ nhật: 1- ống đẩy; 2,5 - nhánh lên
và nhánh xuống; 3- nắp để đặt van phá chân không; 4- họng xi phông; 6- đoạn ra.
Tính toán thủy lực xác định kích thước bể tháo xi phông
Những chỉ dẫn về bố trí và kích thước bể tháo xi phông như sau:
- Mép trên miệng ra của ống xi phông phải đặt ngập dưới mực nước thấp nhất trong bể một đoạn tối thiểu
và không nhỏ hơn 0,2 m, trong đó Vmax là vận tốc lớn nhất chảy ra miệng xi phông ( xem Hình c ở trên );
- Đỉnh dưới họng xi phông phải cao hơn mực nước lớn nhất một khoảng = 0,2 ... 0,3 m. Khi trong bể có hiện tượng sóng lớn do gió thì có thể lấy lớn hơn;
- Tốc độ trung bình của dòng chảy qua họng xi phông làm bằng thép nhẵn hoặc bằng bê tông cốt thép nhẵn mặt phải lớn hơn trị số
Trong đó Rh là bán kính thủy lực ở họng xi phông, ( m ).Nếu lấy V < [ V ] mực nước và độ chân không ở họng xi phông sẽ giảm và tổn thất thủy lực sẽ tăng. Đây là một điều kiện để tính toán xác định kích thước họng xi phông;
- Tốc độ lớn nhất của dòng chảy trong xi phông trong điều kiện bình thường nên lấy giới hạn 2,5 m/s, có chú ý đến tốc độ tính toán van phá chân không.
Khi làm đường ống cong ở đỉnh xi phông ( Hình a trên ) có ma sát nhỏ nhất khi lấy:
Với ống ghép gãy khúc ( Hình b trên ) gồm hai đoạn có góc 450 thì ma sát nhỏ nhất khi r/h = 1,5 ( r là bán kính cong của đường tim đoạn ống cong, thường lấy bằng r = ( 1,5 ... 1,2 ).h. Ống xi phông bằng bê tông cốt thép khi chuyển từ ống đẩy tròn sang ống xi phông hình chữ nhật, tiết diện chữ nhật có tỷ số giữa chiều cao h và bề rộng b nhỏ hơn 1 ( b/h < 1 ). Để dễ thi công đoạn chuyển tiếp này nên lấy b = D, h = 0,785D và đoạn dài chuyển tiếp từ hình tròn đường kính D sang chữ nhật nên lấy lớn hơn 1,5D.
Một vấn đề cần chú ý khi thi công lắp ráp xi phông là phải bảo đảm đường ống xi phông thật kín, vì nếu không khí lọt vào sẽ làm cho dòng chảy bị rối và tăng tổn thất thủy lực bể tháo. Lượng không khí trong nước càng tăng thì mực nước và độ chân không càng giảm làm cho xi phông làm việc như đập tràn, cột nước bơm tăng lên;
- Tốc độ miệng ra xi phông nên lấy 1 ... 1,5 m/s, miệng ra nên làm hình chữ nhật, từ họng xi phông đến miệng ra nên làm loe trên bình đồ với góc loe 100;
- Ống nối với xi phông không nên đặt quá dốc, thường lấy 15 ... 180để khỏi trượt
- Độ dốc nhánh lên và nhánh xuống của xi phông nếu lấy càng dốc thì tuy giảm khối lượng nhưng lại tăng tổn thất thủy lực, thường nhánh lên thoải hơn nhánh xuống. Độ dốc nhánh xuống thường lấy 1:1 hoặc nhỏ hơn;
- Khoảng cách từ miệng ra xi phông đến đáy bể tháo theo đường tim nên lấy bằng ( 0,5 ... 1,25 ) h ( hoặc D0 ). Để tránh va đập dòng nước rơi xuống đáy nên nối tiếp với đáy một đoạn cong thuận;
- Chiều dài và bề rộng bể tiêu năng của bể tháo xi phông tính toán như bể tháo thông thường đã trình bày ở trên. Chiều dài đoạn kênh tháo cần bảo vệ nên lấy lớn gấp 1,5 ... 2 lần bể tháo thông thường vì sự phân bố vận tốc dòng chảy ở đây phức tạp hơn.
Các loại van phá chân không và nguyên lý làm việc
Van phá chân không là bộ phận bảo đảm cho xi phông cấp nước ( tích chân không ) khi bơm nước và ngắt dòng chảy ngược ( phá chân không ) từ bể tháo về ống đẩy khi ngừng máy, nếu không có van phá chân không sẽ không ngắt được dòng chảy ngược.
Yêu cầu đặt ra đối với van phá chân không:
- Làm việc bảo đảm, bền và thuận lợi;
- Có cấu tạo đơn giản, giá thành hạ;
- Bảo đảm mồi nước nhanh và phá chân không nhanh;
- Tổn thất thủy lực nhỏ nhất;
- Làm việc tự động;
- Đóng kín không cho không khí lọt vào họng xi phông khi đưa nước lên bể tháo
Van phá chân không về nguyên tắc tác động có thể chia ra: loại thủy lực và cơ khí. Mỗi van đều có lỗ để nạp khí vào xi phông ( khi phá chân không ) và tháo khí ra khỏi ống đẩy ( khi nạp chân không ). Sau đây trình bày hai loại van nói trên.
Van thủy lực phá chân không.
1- ống đo áp, 2 - ống dẫn khí ;3- ống nối.
Đây là loại van có kết cấu đơn giản, gồm có: một ống trụ 1 và ống dẫn khí 2. Ống dẫn khí 2 một đầu đặt vào giữa mặt cắt họng xi phông và đầu khác nhúng vào trong ống trụ 2. Nguyên tắc hoạt động của van thủy lực phá chân không như ( Hình a ).Van thủy lực phá chân không làm việc theo nguyên tắc sau đây:
- Khi máy bơm làm việc, nước chảy qua ngưỡng xi phông vào bể tháo. Lúc đầu nước dâng qua ngưỡng của họng xi phông đẩy không khí trong xi phông theo ống dẫn không khí 2 vào ống trụ 1 và thoát ra ngoài ống trụ, tiếp theo nước cũng theo ống 2 vào ống trụ làm cho mực nước trong ống trụ dâng lên bịt kín cửa ra của ống 2 ngăn cách họng xi phông với khí trời, bắt đầu quá trình nạp chân không để tăng khả năng tháo nước vào bể tháo.
- Khi ngừng máy bơm, dòng nước chảy ngược từ bể tháo về ống đẩy, mực nước trong ống trụ 1 hạ xuống, đến khi thấp hơn miệng ra ống 2 thì không khí bên ngoài ống trụ 1 theo ống 2 tràn vào họng xi phông, làm cho chân không trong họng xi phông bị phá. Vì mực nước lớn nhất trong bể tháo thấp hơn ngưỡng họng xi phông nên nước không thể chảy ngược về ống đẩy được, dòng chảy ngược bị chặn đứng.
* Các kích thước chủ yếu của van thủy lực này như sau ( xem Hình 12 - 24 ):
+ Tiết diện ống dẫn khí 2 chọn bằng 1,5 % tiết diện họng xi phông và lấy tròn với đường kính d;
+ Tiết diện ống trụ chọn gấp ( 2 ... 3 ) d. Ống trụ đặt trên bệ gắn vào xi phông. Đỉnh ống trụ vượt cao hơn mực nước lớn nhất trong bể tháo từ 0,2 ... 0,3 m. Đáy ống trụ đặt thấp dưới miệng ra ống dẫn khí một đoạn ( 1 ... 2 ) d. Tâm ống dẫn khí ở họng xi phông thấp hơn mép trong đỉnh một đoạn 1,5 d và phải nhô ra đúng mặt cắt II - II.
+ Miệng dưới ống dẫn khí đặt ngang cao trình mực nước thấp nhất của bể tháo khi tốc độ ở họng xi phông V ≤ 1,5 m/s. Khi V > 1,5 m/s đặt miệng dưới ống dẫn khí cao hơn mực nước thấp nhất trong bể tháo một đoạn bằng
* Xác định mực nước trong ống trụ ( Hình 12 - 24 ):
Viết phương trình Becnully cho hai mặt cắt II - II ( tại họng xi phông ) và III - III (tại cửa ra ống đẩy) cho hai trường hợp chảy thuận và chảy ngược:
Thay ( * ) vào ( ** ) ta được độ cao dâng trong ống trụ khi chảy thuận:
Thay ( **' ) vào ( *' ) ta được độ hạ thấp trong ống trụ khi chảy ngược:
Trong các công thức trên ký hiệu lấy như sau ;
là tốc độ dòng chảy ở họng xi phông khi chảy thuận và ngược;
Kth- là hệ số lợi dụng cột nước lưu tốc khi chảy thuận, lấy kth= 0,7 ... 0,9
kng - là hệ số lợi dụng cột nước lưu tốc khi chảy ngược, lấy k = 0,4 ... 0,6.
Khi biên độ giao động mực nước trong bể tháo < Zng thì không cần làm ống nối 3, nếu khi < Zng thì muốn van thủy lực phá được chân không thì phải lắp thêm ống nối 3 ( xem Hình 12 - 24,δ ). Loại van thủy lực chỉ áp dụng với biên độ giao động mực nước trong bể tháo trong phạm vi 1 m. Muốn dùng loại van này cho mực nước giao động lớn hơn ta có thể đặt ống trụ trên phao để cùng dịch chuyển theo mực nước. Một số viện nghiên cứu đã đưa ra những biện pháp nâng cao phạm vi sử dụng của van thủy lực phá chân không, tuy vậy mực nước cũng bị hạn chế bởi độ chân không dưới 6 m.
Van cơ khí phá chân không.
1- cánh, 2- tay quay; 3- đĩa chặn; 4- khuỷu họng xi phông.
Loại này được dùng với mọi giao đông mực nước trong bể tháo, nhưng phải tuân theo điều kiện độ chân không tĩnh lớn nhất trong xi phông là 6 m. Loại đơn giản nhất như đã trình bày trên hình. Cánh 1 dưới tác động của dòng chảy: khi chảy thuận ( từ trái sang phải ), cánh 1 bị đẩy sang phải và đóng đĩa chặn 3 ngăn cách giữa xi phông với khí trời; khi có dòng chảy ngược ( từ phải về trái ) , cánh 1 bị đẩy về trái mở đĩa chặn 3 cho không khí vào xi phông và chân không bị phá, làm dừng dòng chảy ngược lại. Loại này chỉ được dùng với xi phông có đường kính nhỏ hơn 1,2 m.
Bể tháo có tường tràn
Bể tháo có tường tràn kết cấu đơn giản và an toàn trong vận hành ( Hình 12 - 26 ). Nước từ cửa ra ống đẩy chảy vào bể chứa rồi tràn qua đỉnh ở ba mặt vào bể tập trung rồi chảy ra kênh tháo. Mỗi ống đẩy có riêng một bể chứa do vậy tiện khi sữa chữa.
Sau đây là nội dung tính toán thủy lực xác định kích thước bể tháo có tường tràn .
* Chiều cao lớn nhất của tường tràn bể chứa:
ao - chiều cao dự trữ so với mực nước lớn nhất trong kênh, lấy 0,1 m .
* Chiều cao thềm ra bể chứa, tùy thuộc loại đường tràn có chiều cao cố định hay chiều cao thay đổi. Tính với tường tràn cố định:
Đối với tường tràn có chiều cao thay đổi:
Trong đó : hkmax, hkmin là chiều sâu nhất và nhỏ nhất trong kênh, ( m ) ;
* Chiều rộng bể chứa lấy bằng Do để tránh hình thành xoáy nước bên sườn ;
* Chiều dài bể chứa theo chỉ dẫn của Viện nghiên cứu Thủy văn - Thủy lợi thuộc Viện hàn lâm Ucơren lấy:
Hoặc lấy theo quan điểm kinh tế theo công thức:
Trong đó :
lưu lượng trung bình của trạm, ( m3/s ).
T - số giờ làm việc trong 1 năm ;
a - giá thành 1 kWh, ( đ/kWh ) ;
tb- hiệu suất của trạm bơm ;
X - giá thành 1 m dài bể tháo ;
p - phần trăm khấu hao vốn xây dựng và sữa chữa ;
m - hệ số lưu lượng tường tràn;
n - số lượng bể chứa ;
b = D o- bề rộng bể chứa, ( m ).
* Xác định cột nước tràn trên đỉnh tường tràn theo công thức:
n.l - tổng chiều dài của các bể chứa, ( m ) ;
m1 - hệ số lưu lượng, lấy từ biểu đồ
Riêng hệ số lưu lượng m để tính với cột nước tới gần
Khi tra đồ thị lấy trị số lưu lượng đơn vị trên 1m dài
* Xác định kích thước các tường răng: Các tường răng có tác dụng tiêu năng và phân bố dòng chảy từ các tường tràn vào máng tập trung nước sao cho tốc độ dẫn ra kênh tháo đều. Chiều cao của tường răng xác định theo độ sâu phân giới máng tràn:
Chiều cao tường răng thứ nhất nên lấy C1 = 0,35h, chiều cao tường răng thứ hai lấy C2= ( 0,6 ... 0,8 )C1. Các tường răng đặt cách nhau 5hpg; tường răng thứ nhất không nên làm liền mà cách nhau một đoạn 0,6Do và cách bể chứa một đoạn 0,5 Do; góc ở chóp = 60 ... 700 . Các kích thước khác của bể tháo tường tràn lấy theo chỉ dẫn của hình vẽ 12 - 26 ở trên.
- Máy bơm và trạm bơm
- Tóm lược về lịch sử phát triển và sử dụng máy bơm cấp và tháo nước
- Khái niệm chung về máy bơm và trạm bơm
- Cấu tạo bơm cánh quạt
- Đặc tính của bơm cánh quạt
- Định luật đồng dạng của m. bơm và ứng dụng
- Khí thực trong máy bơm cánh quạt
- Các trường hợp làm việc của máy bơm
- Các loại máy bơm khác
- Hệ thống công trình trạm bơm
- Các thiết bị cơ điện chính của trạm bơm
- Các thiết bị phụ trong trạm bơm
- Nhà máy của trạm bơm
- Công trình lấy và tháo nước của trạm bơ
- Nội dung tính toán kinh tế - kỹ thuật, những chỉ tiêu kinh tế. những v.đ. khai thác t. bơm
- Tài liệu tham khảo - Máy bơm và trạm bơm