Giáo trình
Về khuôn mặt mới của Giáo dục Đại học Việt Nam
Social SciencesGiáo dục đại học mới là cấp bách
LTS. UNESCO vừa công bố con số xếp hạng về Giáo dục (GD) của Việt Nam: 64/127 nước. Nếu so với các con số xếp hạng khác của Việt Nam trên thế giới thì có lẽ, đây là con số đáng phấn khởi nhất. Thế nhưng, hơn một năm vừa qua, GD lại như là lĩnh vực bị phê phán nhiều nhất. Chúng tôi thử đem nỗi băn khoăn này trao đổi với GS Phạm Phụ (Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG Tp.HCM).
- GS có phấn khởi với con số xếp hạng về GD nói trên?
-
- Phấn khởi lắm chứ. Dù sao thì GD Việt Nam cũng đã được xếp hạng trung bình trên thế giới và khoảng cách giữa Việt Nam và nước cuối cùng có đến 63 bậc.
- GS có quan tâm về các chỉ số sắp hạng khác của Việt Nam?
- Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) lại xếp hạng Việt Nam năm 2004 về năng lực cạnh tranh tăng trưởng (GCI) là 77/104 nước, trong đó xếp hạng về công nghệ là 92, và năng lực cạnh tranh kinh doanh (BCI) là 79/103 nước.
- Vậy thì nhiều lĩnh vực khác còn đáng lo hơn là lĩnh vực GD?
- Thật tình tôi không có điều kiện tìm hiểu hết các tiêu chí, chỉ số… để xếp hạng của các tổ chức thế giới. Nhưng dù sao thì chỉ số GCI nằm xa dưới trung bình, cách nước cuối cùng có 27 bậc (đặc biệt về công nghệ cách nước cuối cùng chỉ có 12 bậc), và chỉ số BCI càng nằm xa hơn dưới trung bình và cách nước cuối cùng có 24 bậc… cũng là điều đáng lo. So sánh bao giờ cũng khập khiễng, nhưng sức bền của một chiếc dây xích luôn được tính theo sức bền của những mắc xích yếu nhất.
- Vậy thì tại sao vừa qua, GD lại như là lĩnh vực bị phê phán nhiều nhất?
- Theo tôi, có thể có 3 lý do: Thứ nhất, ngành GD Việt Nam thực sự có nhiều yếu kém, lẽ ra không đáng có, không phải là những vấn đề nằm ngoài khả năng giải quyết của ta hiện nay. Thứ hai, GD là lĩnh vực liên quan đến hầu hết dân chúng và lại khá quen thuộc. Nhưng với nền GD cho số đông, nguồn lực luôn hạn chế, GD đã trở thành một khoa học khá phức tạp. Thứ ba, những phê phán đều xuất phát từ những mong muốn rất chính đáng. Nhưng từ năm 1996, UNESCO đã nêu lên đến 7 quan hệ là những vấn đề có tính chất “tiến thoái lưỡng nan” trong GD. Nghĩa là, nước giàu cũng không thể thỏa mãn hết các mong muốn của dân chúng.
- Vậy thưa GS, nên đánh giá GD như thế nào?
- Ngày 15/11 đến, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo tình hình GD của Việt Nam. Ở đây chỉ xin nêu lên suy nghĩ của tôi về cách đánh giá. Ngày nay, người ta đánh giá “thành tích xuất sắc” của một tổ chức GD nói chung thường dưa trên nguyên tắc “giá trị bổ sung” (value added). Nghĩa là phải xem xét sự tiến bộ của tổ chức đó năm sau so với năm trước và so sánh tương đối với “những cột mốc đối chiếu có thể so sánh được” (comparable benchmarks). Ví dụ, khi xem xét suất đầu tư cho GDĐH Việt Nam so với thế giới, không nên so sánh trực tiếp con số “Chi phí đơn vị” (cho một SV trong 1 năm) mà nên là tỷ số chi phí đơn vị đó/ GDP đầu người (%) trong mối tương quan với mức GDP đầu người khác nhau của những nước khác nhau. Đánh giá trong bối cảnh toàn cầu hóa luôn là bài toán so sánh, nhưng phân tích so sánh thực không đơn giản.
- Ý GS muốn nói sự tụt hậu quá nhiều của hai chỉ số GCI và BCI trong năm 2004 so với năm 2003 vừa qua là rất đáng lo?
- Đúng là so với năm 2003, sắp hạng theo GCI của Việt Nam tụt đến 15 bậc và sắp hạng theo BCI tụt đến 21 bậc. Tụt bậc quá nhiều, theo quan niệm so năm trước với năm sau nói trên, là đáng lo. Nhưng còn phải xem con số ở mẫu số là số nước được sắp hạng và khoảng cách với nước sắp cuối cùng như TS Lê Đăng Doanh đã phân tích trong báo Tuổi trẻ ngày 28/10/2004.
- Xin quay lại vấn đề GD, hình như GS quá phấn khởi với con số 64/127 của GD Việt Nam?
- Xin được nói, con số 64 so với Trung Quốc 54, Thái Lan 60 về GD và con số 77 so với Trung Quốc 46, Thái Lan 34 về chỉ số GCI v.v… cũng đã làm cho tôi, một Nhà giáo, thấy rất vui mừng. Nhưng tôi biết, xếp hạng của UNESCO về GD là thiên về “GD cho mọi người”. Còn về GDĐH Việt Nam, tôi vẫn còn buồn lắm.
- Có phải vì vậy mà vừa qua, xã hội như quan tâm nhiều nhất đến GDĐH, thưa GS?
- Có lẽ đúng vậy. GD phổ thông của chúng ta vẫn quá nặng nề, quá hàn lâm, như tôi thường nói, môn toán như là để sau này các em trở thành những nhà toán học, môn tiếng Việt như là để sau này các em trở thành những nhà ngôn ngữ học v.v… Nhưng quả thực, GDĐH mới là vấn đề cấp bách.
- Là thành viên của Hội đồng Quốc gia Giáo dục và cũng là người có một số nghiên cứu về GDĐH, GS thấy những vấn đề gì là cấp bách nhất của GDĐH và nên bắt đầu từ đâu?
- Câu hỏi của PV quá khó đối với tôi. Nhưng xin cứ mạo muội: Theo tôi, có 3 vấn đề cấp bách nhất mà cũng là những vấn đề cần phải bắt đầu ngay trong GDĐH. Thứ nhất là xây dựng hệ thống quan điểm quốc gia, thứ hai là xây dựng chiến lược hội nhập quốc tế và thứ ba là sớm nghiên cứu một số chính sách công về GDĐH, như chính sách chia xẻ chi phí (cost sharing) giữa Nhà nước , người học và cộng đồng. Đây là một chính sách gốc về GDĐH. Khi GDĐH là nền GD cho số đông, nguồn lực tài chính luôn là những “ràng buộc” hết sức gay cấn và liên quan cả vấn đề công bằng xã hội. Nhưng ở Việt Nam, có lẽ khía cạnh chính sách kinh tế, tài chính, hiệu quả, hiệu suất v.v… trong GDĐH như còn chưa được quan tâm đúng mức.
- GS có thể nói cụ thể hơn về hệ thống quan điểm quốc gia trong GDĐH?
- Tôi nghĩ đây là vấn đề “đổi mới tư duy”, “đổi mới triết lý” mà nhiều người đang nói đến. Nhưng việc này là việc lớn của quốc gia. Tôi chỉ xin phép lấy một ví dụ. Suốt 5 năm qua, với nhận thức “mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng”, tốc độ tăng SV hàng năm chỉ khoảng 5 – 6%. Nhưng chất lượng là gì? Chỉ là “vấn đề thoả thuận giữa các bên có liên quan”. Tuy nhiên vấn đề thuộc hệ thống quan điểm quốc gia ở đây là: GDĐH ngoài sứ mệnh chính là đào tạo nguồn nhân lực, GDĐH còn có sứ mệnh thỏa mãn nhu cầu học tập chính đáng của người dân hay không?. Nếu có thì quan niệm về chất lượng hết sức đa dạng, nếu có thì người già cũng được học, nếu có nhu cầu. Tôi vừa đi thăm ĐH Oxford của Anh, may quá gặp ngày khai giảng. Tôi thấy trong số SV tựu trường có cụ già đến gần 60 tuổi. Tôi hỏi một em SV ở đó, người già nhất trong SV bao nhiêu tuổi. Em trả lời: 62 tuổi. Vì vậy, nếu GDĐH Việt Nam có sứ mệnh thỏa mãn nhu cầu học tập chính đáng của người dân thì dễ dàng hơn nhiều trong việc xây dựng chính sách và phương thức mở rộng quy mô GDĐH.
- Bộ GD&ĐT vừa công bố, từ nay đến năm 2010, con số tốc độ tăng trưởng SV là 10%/ năm và sẽ lập trên 100 trường ĐH mới, chủ yếu là ngoài công lập?
- Về vấn đề này và những con số nói trên, tôi đã có phát biểu đề xuất trong dịp Thủ tướng Phan Văn Khải gặp các nhà giáo vào ngày 12/7/2004 vừa qua. Đối với tôi, đây thực sự là những tin tức đáng mừng. Nhưng xin lưu ý, thay đổi tư duy bao giờ cũng là việc tốn thời gian nhất, khó khăn nhất vì trong đó có khi còn phải phủ định cả chính mình.
MINH NHẬT thực hiện
Tải về
Mục lục
- Về khuôn mặt mới của Giáo dục Đại học Việt Nam
- Lời nói đầu
- Lời giới thiệu
- Các chữ viết tắt
- Giáo dục đại học
- 9 Đề nghị về giáo dục đại học, 1996
- Các vấn đề tồn tại trong việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH, 1997
- Giáo dục đại học “đại trà” và sự “phân tầng”, 1998
- Tấm áo mới cho mô hình ĐH quốc gia, 1998
- Về quy mô và chất lượng các trường ĐH của Mỹ, 1998
- Về thiết kế và tổ chức mạng lưới các trường đại học, 1999
- Vài ý kiến tản mạn về giảng dạy ở đại học, 1999
- Khuôn mặt mới của giáo dục đại học, 2000
- Một vài ý kiến về “Các giải pháp tổ chức lại ĐH quốc gia”, 2000
- Trắc nghiệm khách quan và đổi mới tuyển sinh ĐH, 2001
- Về chất lượng nền giáo dục đại học, 2001
- Dịch vụ GDĐH là một loại hàng hoá đặc biệt, 2001
- Về quy mô và chất lượng GDĐH Việt Nam, 2002
- 5 Đề nghị về tuyển sinh đại học, 2002
- Nghĩ về sự đồng thuận trong giáo dục, 2002
- Về chất lượng ở ĐH Quốc gia Tp. HCM, 2003
- 7 Đề nghị về “chương trình khung” giáo dục đại học, 2003
- 7 Đề nghị về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Luật giáo dục, 2004
- Về cơ chế Hội đồng trường ở trường đại học, 2004
- 5 Đề nghị về nâng cao chất lượng và đánh giá chất lượng giáo dục đại học, 2004
- Ý tưởng dự án: Xây dựng chương trình hành động cải cách GD, 2004
- Tổ chức quản lý ở đại học, 2004
- Nhận dạng một số khoảng cách và sự khác biệt giữa thế giới và Việt Nam về giáo dục đại học trước xu thế toàn cầu hóa, 2004
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục, 2004
- Một phương án tài chính ở trường đại học tư thục có “mức lợi nhuận thích hợp”, 2004
- Chất lượng giáo dục đại học – cơ sở nào để đánh giá? 2004
- Giáo dục tổng quát trong các chương trình Giáo dục đại học, 2004
- Luận về “hàng hóa dịch vụ GDĐH” và công bằng xã hội, 2004
- Học phí đại học: một chính sách công phức tạp, 2004
- 5 Đề nghị về các giải pháp giáo dục đại học, 2004
- Đổi mới quản lý giáo dục đại học, 2004
- Giáo dục đại học mới là cấp bách, 2004
- Triết lý giáo dục còn chưa được làm rõ, 2005
- Luật giáo dục sửa đổi và WTO, 2005
- Ba vấn đề cấp bách của Giáo dục Đại học, 2005
- Ý kiến về dự thảo Đề cương chi tiết Đề án đổi mới Giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, 2005
- 3 Đề nghị về Luật giáo dục (sửa đổi) và đổi mới giáo dục, 2005
- Dịch vụ Giáo dục Đại học và cơ chế thị trường, 2005
- Khoa học, công nghệ và hoạt động nghiên cứu trong đại học, 2005
- 7 chính sách tài chính cho giáo dục đại học, 2005
- Liên quan và Hỗ trợ
- Quản lý và thủ tục “ra-quyết-định đa tiêu chí”, 1991
- Về việc đào tạo “thạc sĩ quản trị kinh doanh”, 1992
- Một vài ý kiến về tổ chức Tổng công ty, 1998
- Các quan chức ở Nhật được tuyển chọn như thế nào?, 2000
- Giá trị thặng dư và vấn đề bóc lột ở Việt Nam, 2001
- Kiến thức đơn thuần không cứu vãn được chúng ta, 2003
- "Ai là người làm chủ thực sự các doanh nghiệp Nhà nước?", 2003
- Dự luật doanh nghiệp Nhà nước dưới góc nhìn của "tài chính doanh nghiệp", 2003
- Nhà giáo nhân dân Phạm Phụ: Người thích đứng ở biên giới, 2004
- 5 Đề nghị về việc lựa chọn các dự án quan trọng quốc gia, 2005
- 5 Câu hỏi cho chuyện “tăng học phí”, 2005
- Tăng học phí: Nhìn từ đại học mà chưa nhìn từ xã hội, 2005
Nội dung tương tự