Hình thái năng lượng
Trong hệ thống sinh học, có rất nhiều dạng năng lượng:
Năng lượng bức xạ
Năng lượng hoá học
Năng lượng cơ học
Năng lượng điện
Năng lượng nhiệt
Động vật và thực vật không loại trừ khả năng tuân theo định luật thứ nhất nhiệt động học, rằng năng lượng không thể tự sinh ra và mất đi mà nó chỉ thay đổi giữa các dạng khác nhau. Tuy nhiên khác với động vật, thực vật có thể sử dụng nguồn năng lượng bức xạ để tổng hợp các phân tử phức tạp như carbohydrate, protein, chất béo, trong khi nguồn năng lượng của động vật dựa chủ yếu vào nguồn năng lượng hoá học của thực vật thông qua nguồn thực phẩm (Hình 2.2). Năng lượng hoá học được sử dụng như năng lượng của hoạt động cơ (như sự co cơ), năng lượng điện (như duy trì gradient của ion qua màng) và năng lượng hoá học (tổng hợp các hợp chất phân tử lượng lớn). Tuy nhiên, sự chuyển hoá năng lượng thực phẩm không phải là một quá trình hiệu quả hoàn toàn, khoảng 75% năng lượng thực phẩm có thể bị hao phí như là nguồn nhiệt trong quá trình chuyển hoá. Năng lượng sinh ra sẽ là nguồn duy trì nhiệt độ cơ thể trong điều kiện khí hậu thông thường, đặc biệt nếu cơ thể được cách nhiệt tốt bằng y phục.
- Dinh dưỡng người
- Dinh dưỡng người - Mối quan hệ giữa lương thực - Thực phẩm, Nông nghiệp và sức khỏe
- Cấu trúc cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng
- Protein
- Mở đầu
- Cấu trúc và tính chất lý hoá học cơ bản của protein
- Thành phần và hàm lượng protein trong các nông sản phẩm chính (nguồn cung cấp protein trong thực phẩm)
- Vai trò và chức năng của protein trong dinh dưỡng
- Những thay đổi xảy ra trong cơ thể thiếu protein
- Các acid amin và vai trò dinh dưỡng của chúng
- Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của protein
- Các phương pháp xác định giá trị dinh dưỡng của protein
- Nhu cầu protein của cơ thể
- Lipid
- Carbohydrate
- Vitamin
- Các chất khoáng
- Khái luận về dinh dưỡng cân đối
- Thực phẩm và nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng khác nhau
- Các bệnh liên quan đến dinh dưỡng