GIÁO TRÌNH

Tạp chí xã hội học số 4 năm 2005

Social Sciences

Học tập và tăng trưởng kinh tế : một nghiên cứu so sánh giữa hai mô hình làng - xã hỗn hợp trại nông và làng - xã hỗn hợp phi nông

Tóm tắt

Hẳn chúng ta đã từng nghe nói hoặc đã đến các làng - xã phi nông nghiệp, nơi thường được nhận thấy là các thành tích học tập ở nhà trường của họ thua kém so với các làng nông nghiệp. Tuy vậy, các làng - xã phi nông nghiệp lại được tỏ ra có nhiều ưu trội hơn so với các làng nông nghiệp trong tăng trưởng kinh tế. Nếu giáo dục luôn được xem là một giải pháp rất quan trọng cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn, thì tại sao các làng - xã nông nghiệp với thành tích cao trong giáo dục vẫn bị tụt lại đằng sau với các làng - xã phi nông nghiệp trong làm kinh tế. Bài viết này tập trung vào xem xét mối quan hệ giữa học tập và tăng trưởng kinh tế để phát triển tại 3 làng - xã mà chúng tôi đã có dịp đến để tiến hành khảo sát vào năm 2003. Đó là Phù Lưu, Tam Sơn và Đồng Kỵ thuộc 3 xã Tân Hồng, Tam Sơn và Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Qua đó, cũng để làm rõ các giá trị học tập ở nông thôn ngày nay.

Làng Phù Lưu thuộc về mô hình hỗn hợp trọng phi nông. Làng Phù Lưu thuộc xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Phù Lưu nằm sát đường quốc lộ, cách thị xã Bắc Ninh 12km, cách Hà Nội 17km. Phù Lưu từ thế kỷ XIII, đặc biệt từ thế kỷ XV đã sớm trở thành trung tâm văn hóa giao lưu buôn bán sầm uất nhất vùng Kinh Bắc. Đến cuối thế kỷ XIX, trong số 180 hộ của làng chỉ có 6 hộ hoàn toàn sống bằng lao động nông nghiệp (chiếm khoảng 3,3%), 30 hộ bán nông bán thương (16,17%) còn lại 144 hộ chuyên buôn bán (80%). Chợ đã tác động sâu sắc vào làng, biến làng Phù Lưu thành làng buôn với kết cấu độc đáo là làng với chợ là một (Nguyễn Quang Ngọc 1993). Bên cạnh truyền thống thương nghiệp, Phù Lưu còn có truyền thống khoa bảng. Hiện nay, xuất thân từ làng Phù Lưu có khoảng 15 tiến sỹ, 20 thạc sỹ, 600 cử nhân và hơn 100 sinh viên đang theo học ở các trường đại học.Làng Phù Lưu cũng chia thành các xóm, nhưng ở theo từng cụm, từng dãy sát nhau tựa như đô thị, không có ao, vườn và luỹ tre xanh (Phạm Xuân Nam: 1992). Hàng quán khắp nơi. Con người của làng mang dáng dấp của người dân thành thị. Chính sự giao lưu buôn bán khiến cho người Phù Lưu rất cởi mở và khéo léo. Người Phù Lưu tự hào mình biết ăn ngon và cũng chịu kiếm tiền để ăn ngon. Một nét phong lưu hiện trên gương mặt của họ. Cởi mở và thân thiện. Người Phù Lưu không co cụm trong làng. Ban ngày họ đi bán hàng ngoài chợ hoặc các cửa hàng ngoài mặt phố, trên trục đường quốc lộ và tối trở về nhà.

Nội dung

Xem chi tiết tại đây