KHU TRÚ TRAO ĐỔI CHẤT (Metabolic Channeling)
Một trong các cơ chế khu trú trao đổi chất phổ biến nhất là sự chia khoang (compartmentation) nghĩa là sự phân bố biệt hoá các enzyme và các chất trao đổi trong các cấu trúc tế bào tách biệt hoặc các bào quan có màng bao bọc. Chẳng hạn, sự oxy hoá acid béo gặp bên trong ti thể nhưng tổng hợp acid béo lại diễn ra trong tế bào chất. Chu chất ở vi khuẩn cũng có thể được xem là một ví dụ của sự chia khoang. Sự chia khoang tạo điều kiện cho việc hoạt động và điều chỉnh đồng thời nhưng tách biệt của các con đường có thể được phối hợp nhờ sự điều chỉnh việc vận chuyển các chất trao đổi và các coenzyme giữa các khoang của tế bào. Giả dụ, có hai con đường tồn tại trong các khoang tế bào khác nhau nhưng đều cần NAD+ cho hoạt động. Sự phân bố NAD+ giữa hai khoang sẽ quyết định hoạt tính tương đối của các con đường cạnh tranh này và con đường nào chiếm dư thừa NAD+ sẽ có lợi thế hơn.
Sự chia khoang cũng gặp bên trong các khoang như nền tế bào chất. Nền (matrix) là vật thể đông đặc, có cấu trúc gồm nhiều khoang nhỏ. Ở sinh vật nhân thật nền cũng được chia nhỏ bởi lưới nội chất (endoplasmic reticulum) và bộ khung tế bào (cytoskeleton). Trong một môi trường như vậy các chất trao đổi và các coenzyme không khuếch tán nhanh và các gradien chất trao đổi sẽ được thiết lập gần các enzyme hoặc các hệ thống enzyme cục bộ. Điều này diễn ra vì các enzyme ở một vị trí đặc biệt chuyển hoá các chất thành sản phẩm dẫn đến giảm nồng độ của một hoặc nhiều chất trao đổi này và tăng nồng độ của một hoặc nhiều chất trao đổi khác. Chẳng hạn, nồng độ sản phẩm sẽ cao ở gần enzyme và thấp dần theo khoảng cách tăng lên tính từ enzyme.
Sự khu trú có thể tạo ra những thay đổi rõ rệt trong nồng độ chất trao đổi và vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt tính enzyme. Nồng độ cơ chất, nói chung, thường ở vào khoảng 10-3 - 10-6M/l, thậm chí thấp hơn, nghĩa là có thể ở trong cùng phạm vi như nồng độ enzyme và bằng hoặc nhỏ hơn hằng số Michaelis (Km) của nhiều enzyme. Dưới các điều kiện như vậy nồng độ cơ chất của một enzyme có thể điều hoà hoạt tính của chất xúc tác vì nồng độ cơ chất là ở trong phần tăng lên của đường cong hyperbole của sự bão hoà cơ chất (Hình 16.20).
Trong hình là đường cong bão hòa enzyme-cơ chất với hằng số Michaelis (Km) và tốc độ tương đương với ½ tốc độ cực đại (V max ). Tốc độ ban đầu của phản ứng (v) được dựng đồ thị đối với nồng độ cơ chất. Tốc độ cực đại là tốc độ lớn nhất đạt được với một số lượng enzyme cố định dưới những điều kiện xác định. Khi nồng độ cơ chất bằng hoặc nhỏ hơn Km hoạt tính enzyme sẽ thay đổi hầu như tuyến tính với nồng độ cơ chất. Giả dụ, nồng độ cơ chất tăng từ mức độ A tới mức độ B. Vì những nồng độ này đều ở trong phạm vi của Km nên hoạt tính enzyme tăng lên rõ rệt. Sự giảm nồng độ từ B đến A sẽ hạ thấp tốc độ tạo thành sản phẩm. (Theo Prescott, Harley và Klein, 2005)
Khi nồng độ cơ chất tăng, cơ chất sẽ được chuyển thành sản phẩm nhanh hơn; nồng độ cơ chất giảm đương nhiên dẫn đến hoạt tính enzyme thấp hơn. Nếu 2 enzyme ở hai con đường khác nhau cùng sử dụng một chất trao đổi chúng có thể trực tiếp cạnh tranh chất này, con đường thắng trong cuộc cạnh tranh này, nghĩa là con đường với enzyme có giá trị Km thấp nhất đối với chất trao đổi, sẽ hoạt động gần như hoàn toàn thống trị. Do đó sự khu trú bên trong một khoang tế bào có thể điều chỉnh và phối hợp trao đổi chất thông qua những biến đổi trong nồng độ chất trao đổi và nồng độ coenzyme.
- Giáo trình Vi sinh vật học
- Lược sử nghiên cứu Vi sinh vật học
- Vi sinh vật thuộc giới sinh vật nào
- Các đặc điểm chung của vi sinh vật
- Thành tế bào
- Màng sinh chất
- Tế bào chất
- Thể nhân
- Bao nhầy
- Tiên mao và khuẩn mao
- Khuẩn mao và Khuẩn mao giới
- Các ngành vi khuẩn
- Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
- Vi khuẩn không lưu huỳnh màu tía
- Vi khuẩn lưu huỳnh màu lục
- Vi khuẩn không lưu huỳnh màu lục
- Vi khuẩn lam
- Vi khuẩn sinh nội bào tử
- Trực khuẩn Gram âm, lên men , hiếu khí hoặc kỵ khí không bắt buộc
- Trực khuẩn Gram âm , không lên men , hiếu khí hoặc kỵ khí không bắt buộc
- Cầu khuẩn Gram âm, kỵ khí bắt buộc
- Trực khuẩn, phẩy khuẩn, xoắn khuẩn Gram âm, kỵ khí
- Cầu khuẩn Gram dương hiếu khí và kỵ khí không bắt buộc
- Trực khuẩn Gram dương hiếu khí hoặc kỵ khí không bắt buộc
- Trực khuẩn không quy tắc, không bào tử
- Cầu khuẩn Gram dương kỵ khí bắt buộc
- Phân loại xạ khuẩn
- Mở đầu về cổ khuẩn
- Các hình thức dinh dưỡng ở cổ khuẩn
- Môi trường sống của cổ khuẩn và giả thuyết về hình thành sự sống trên trái đất
- Cổ khuẩn sinh methane (methanogens)
- Nhuộm Gram (phương pháp Hucker cải tiến)
- Nhuộm tiên mao
- Kiểm tra khả năng di động
- Nhuộm bào tử
- Nhuộm vỏ nhầy (Capsule)
- Nhuộm thành tế bào
- Nhuộm hạt PHB (Poly-β-hydroxybutyric acid)
- Nhuộm hạt dị nhiễm
- Nhuộm tinh thể protein (ở Bacillus thuringiensis)
- Nhuộm vi khuẩn kháng acid
- Điều kiện nuôi cấy và đặc điểm sinh lý
- Các đặc điểm sinh hóa
- Vài nét lịch sử nghiên cứu của virus học
- Cấu tạo cơ bản của virus
- Vỏ capsid
- Vỏ ngoài của virus
- Protein của virus
- Acid nucleic của virus
- Phân loại virus
- Các virus chính gây bệnh cho người
- Hình ảnh một số virus thông thường
- Đại cương về vi nấm
- Hình thái và cấu tạo của sợi nấm
- Vách ngăn ở sợi nấm
- Mô
- Phương pháp lấy mẫu nấm sợi
- Phương pháp phân lập nấm sợi
- Phương pháp định loại nấm sợi
- Phân loại nấm men
- Các phương pháp thực nghiệm dùng để định tên nấm men
- Các chi nấm men thuộc ngành nấm túi
- Các chi nấm men thuộc ngành nấm đảm
- Vi tảo
- Vai trò của vi tảo trong tự nhiên và trong đời sống nhân loại
- Hình thái và cấu tạo tế bào của Tảo
- Tảo đơn bào thuộc Tảo lục
- Ngành tảo lông roi lệch
- Ngành Tảo mắt
- Khái quát về các phương pháp phân loại vi sinh vật truyền thống
- Phân tích acid nucleic
- Lai ADN
- Nhân gene và kỹ thuật giải trình tự ADN
- Phiếu thông tin về chủng vi sinh vật bảo quản
- Chức năng của bộ sưu tập vi sinh vật
- Một số điểm lưu ý đối với một Bộ sưu tập vi sinh vật
- Giới thiệu chung về một số phương pháp bảo quản vi sinh vật
- Một số phương pháp phổ biến sử dụng trong bảo quản các nhóm vi sinh vật cụ thể
- Yêu cầu dinh dưỡng của vi sinh vật
- Các loại hình dinh dưỡng của vi sinh vật
- Môi trường nuôi cấy
- Sự hấp thu các chất dinh dưỡng ở vi sinh vật
- Đường cong sinh trưởng
- Xác định sự sinh trưởng của vi sinh vật
- Nuôi cấy liên tục vi sinh vật
- Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến sự sinh trưởng của vi sinh vật
- Sự sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường tự nhiên
- Định nghĩa thuật ngữ
- Các phương pháp tiêu diệt vi sinh vật
- Các điều kiện ảnh hưởng đến hiệu quả của các nhân tố kháng vi sinh vật
- Sử dụng các phương pháp vật lý để khống chế vi sinh vật
- Sử dụng các phương pháp hóa học để khống chế vi sinh vật
- Đánh giá hiệu lực của các tác nhân kháng vi sinh vật
- Năng lượng
- Enzyme
- Tính chất và ý nghĩa của việc điều chỉnh trao đổi chất
- Khu trú trao đổi chất
- Điều hòa hoạt tính enzyme
- Đại cương về trao đổi chất
- Sự phân giải glucose thành pyruvate
- Lên men
- Chu trình acid tricarboxylic
- Sự vận chuyển electron và phosphoryl hóa oxy hóa
- Hô hấp kị khí
- Sự phân giải các hidrat carbon và các polime dự trữ nội bào
- Phân giải lipid
- Phân giải protein và acid amine
- Oxi hóa các phân tử hữu cơ
- Quang hợp
- Sử dụng năng lượng trong sinh tổng hợp ở vi sinh vật
- Các nguyên tắc điều chỉnh sinh tổng hợp
- Cố định quang hợp co2
- Tổng hợp các đường và polisaccharide
- Sự đồng hóa phosphorus
- Tổng hợp các amino acid
- Các phản ứng bổ sung
- Tổng hợp các purine
- Tổng hợp lipid
- Tổng hợp peptidoglycan
- Các kiểu tổng hợp thành tế bào