Về khuôn mặt mới của Giáo dục Đại học Việt Nam
Social SciencesNhà giáo nhân dân Phạm Phụ: Người thích đứng ở biên giới
Không khó khăn lắm khi chúng tôi tìm đến gặp Thầy. Hầu như ngày nào Thầy cũng ở trên trường từ 9 giờ sáng đến hơn 7 giờ tối. Với tất cả sự cởi mở chân thành, Thầy tiếp chúng tôi trong phòng làm việc xếp đầy các công trình khoa học và các đề tài nghiên cứu của Thầy. Chỉ là một buổi nói chuyện nhưng ấn tượng về Thầy đọng lại trong chúng tôi còn nhiều hơn thế.
NGND, GS.TS Phạm Phụ sinh ngày 11/12/1937 tại Quảng Ngãi. Thầy tốt nghiệp trường Đại học Bách Khoa Hà Nội ngành “Công trình trên sông và trạm thuỷ điện” năm 1960. Kể từ đây, Thầy bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình và cho ra đời nhiều công trình có giá trị.
Phải kể đến đầu tiên là các công trình về thuỷ điệncủa Thầy. Chúng không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi quốc gia mà còn có ảnh hưởng lớn trong khu vực như: Tối ưu bậc thang Thủy điện, Phản biện dự ánthuỷ điện Sơn La; Nghiên cứu khả thi bổ sung Thủy điện Nam Thuen 2 của CHDCND Lào; Quy trình vận hành tối ưu hệ thống thuỷ điện Trị An - Đa Nhim… Rất nhiều công trình thuỷ điện từ Bắc xuống Nam và một số công trình của các nước láng giềng đã có đóng góp của Thầy, khi Thầy được cử biệt phái làm chuyên viên của Việt Nam tại Ban thư ký, Uỷ ban Quốc tế Mê-kông tại Bangkok, Thái Lan.
Năm 1976, Thầy chuyển vào Nam và công tác tại trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều sáng kiến về giáo dục đại học của Thầy đã được đưa vào áp dụng ngay tại ngôi trường này. Có thể kể đến: chương trình “Đào tạo theo diện rộng”; lớp “Sư phạm Đại học" cho các giáo viên tại trường Đại học Bách Khoa; thành lập khoa “Quản lý công nghiệp”; chương trình “Thạc sĩ quản trị kinh doanh” cho các cử nhân kỹ thuật - công nghệ lần đầu được tổ chức ở Việt Nam; môn học mới “Quản lý cho kỹ sư”… Những sáng kiến của Thầy đã góp phần đưa trường Đại học Bách Khoa trở thành một trong những trung tâm đào tạo đa lãnh vực. Bên cạnh đó, nhiều công trình và những bài viết của Thầy về kinh tế đầu tư, quản trị doanh nghiệp cũng có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế nước Nhà trong thời kỳ mở cửa.
Những năm gần đây, Thầy quan tâm nhiều đến vấn đề giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Theo Thầy, mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay đang bị lệch. Thầy nói: “Giáo dục là: "học để biết, để làm, để sống với nhau và để làm người" chứ không phải học chỉ để làm. Vấn đề cơ bản là hiện nay nhiều sinh viên học như một nghĩa vụvà có chịu khó học, chứ chưa phải là "ham muốn biết", mà chỉ có "ham muốn biết" mới có thể "học tập suốt đời". Còn việc cải cách giáo dục hiện nay thì mới ở mức chiến thuật, đối phó, chứ chưa phải là một chương trình hành động có tính chiến lược. Nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt là giáo dục đại học phải được đổi mới một cách thực sự, phải làm sao để phát huy được tiềm năng của con người Việt Nam”. Thầy còn nói nhiều về tình hình giáo dục hiện nay. Chúng tôi thấy trong đôi mắt của thầy nỗi băn khoăn, trăn trở vì chưa có hướng giải quyết thoả đáng để đưa nền giáo dục Việt Nam thoát khỏi tình trạng hiện nay.
Hơn 40 năm theo đuổi sự nghiệp giáo dục, Thầy liên tiếp nhận được các danh hiệu cao quý như giáo viên giỏi cấp bộ, chiến sĩ thi đua, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân, Huân chương Lao động hạng 3 … Chỉ trong vòng 8 năm (1994 – 2002), Thầy đã hướng dẫn khoảng 40 luận án thạc sĩ, đề xuất nhiều giải pháp, nghiên cứu nhiều công trình phục vụ cho giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Thầy còn được mời tham gia nhiều hội đồng, hội đoàn uy tín trong và ngoài nước. Thầy cũng được nhiều tổ chức quốc tế mời chủ trì và tham gia nghiên cứu một số đề tài có liên quan đến Việt Nam như: Ảnh hưởng của tự do hoá giá cả và cải cách thị trường đến nông dân và kinh tế nông thôn ở Việt Nam, Phát triển tài nguyên con người phục vụ phát triển nguồn nước Đồng bằng Sông Cửu Long,.. Nhưng phần thưởng cao quý nhất đối với Thầy có lẽ là tình cảm của các thế hệ học trò. Khi được hỏi về phương châm sống cũng như bí quyết thành công, Thầy cười: “Chẳng có bí quyết gì cả. Đơn giản là tôi luôn say mê, tận tụy với công việc và thích sự mới mẻ, luôn muốn làm những gì có ích cho cuộc sống, cho xã hội. Tôi luôn thích đứng ở biên giới: bước tới thì phạm luật, mà lùi lại thì là tầm thường”. Và những việc Thầy đã làm đủ để chứng minh điều đó.
Một con người lúc nào cũng miệt mài với hết công trình này đến công trình khác nhưng Thầy vẫn có những phút giây riêng trong thế giới văn chương nghệ thuật, Thầy đọc làu làu cho chúng tôi nghe những đoạn văn xuôi dài tả cảnh thôn quê trong tác phẩm “Con trâu” của Trần Tiêu, rồi cả những câu thơ thật bay bổng, lãng mạn khiến chúng tôi tròn mắt ngạc nhiên.
Một buổi trò chuyện không đủ để chúng tôi hiểu hết về con người của Thầy – một người đã có những đóng góp lớn cho sự nghiệp giáo dục của đất nước. Vài dòng viết đây chỉ là sự bày tỏ lòng ngưỡng mộ của một thế hệ trẻ đối với một người Thầy đáng kính.
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ NGND PHẠM PHỤ:
- Ngày vào ngành giáo dục, đào tạo: 5/9/1959.
- Học vị: Tiến sĩ (1980). Chức danh: Giáo sư (1992)
- Danh hiệu: Nhà giáo Ưu tú (1990), Nhà giáo Nhân dân (2002).
- Biệt phái làm chuyên viên của Việt Nam tại Ban thư ký, Ủy ban quốc tế Mê-kông, Bangkok, Thái Lan (3/1986 – 12/1988).
- Trưởng khoa Quản lý công nghiệp, trường ĐH Bách Khoa,ĐHQG TP.HCM (1991 – 1996).
- Đại biểu Quốc hội (1992 – 1997).
- Chủ tịch hội đồng quản trị, Ban Quản lý dự án khu Công nghệ cao TP.HCM (1997 – 1999).
- Phó trưởng ban, Ban quản lý các khu công nghiệp – khu chế xuất TP.HCM (1996 - 2000).
- Giám đốc chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MSM) liên kết với Hà Lan (từ 1999 đến nay).
- Thành viên của nhiều hội đồng, hội đoàn như: hội đồng chỉ đạo SAV, hội đồng cố vấn Trung tâm Viện công nghệ Châu Á tại Việt Nam (AITCV), Hội hữu nghị Việt Nam – Đông Nam Á của TP.HCM, hội đồng khoa học kinh tế – quản lý của Bộ xây dựng, hội đồng phong học hàm quốc gia liên ngành Xây dựng – Thuỷ lợi – Cầu đường,... và nhiều hội đồng thẩm định dự án Quốc gia.
THANH HẢI
- Về khuôn mặt mới của Giáo dục Đại học Việt Nam
- Lời nói đầu
- Lời giới thiệu
- Các chữ viết tắt
- Giáo dục đại học
- 9 Đề nghị về giáo dục đại học, 1996
- Các vấn đề tồn tại trong việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH - HĐH, 1997
- Giáo dục đại học “đại trà” và sự “phân tầng”, 1998
- Tấm áo mới cho mô hình ĐH quốc gia, 1998
- Về quy mô và chất lượng các trường ĐH của Mỹ, 1998
- Về thiết kế và tổ chức mạng lưới các trường đại học, 1999
- Vài ý kiến tản mạn về giảng dạy ở đại học, 1999
- Khuôn mặt mới của giáo dục đại học, 2000
- Một vài ý kiến về “Các giải pháp tổ chức lại ĐH quốc gia”, 2000
- Trắc nghiệm khách quan và đổi mới tuyển sinh ĐH, 2001
- Về chất lượng nền giáo dục đại học, 2001
- Dịch vụ GDĐH là một loại hàng hoá đặc biệt, 2001
- Về quy mô và chất lượng GDĐH Việt Nam, 2002
- 5 Đề nghị về tuyển sinh đại học, 2002
- Nghĩ về sự đồng thuận trong giáo dục, 2002
- Về chất lượng ở ĐH Quốc gia Tp. HCM, 2003
- 7 Đề nghị về “chương trình khung” giáo dục đại học, 2003
- 7 Đề nghị về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Luật giáo dục, 2004
- Về cơ chế Hội đồng trường ở trường đại học, 2004
- 5 Đề nghị về nâng cao chất lượng và đánh giá chất lượng giáo dục đại học, 2004
- Ý tưởng dự án: Xây dựng chương trình hành động cải cách GD, 2004
- Tổ chức quản lý ở đại học, 2004
- Nhận dạng một số khoảng cách và sự khác biệt giữa thế giới và Việt Nam về giáo dục đại học trước xu thế toàn cầu hóa, 2004
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục, 2004
- Một phương án tài chính ở trường đại học tư thục có “mức lợi nhuận thích hợp”, 2004
- Chất lượng giáo dục đại học – cơ sở nào để đánh giá? 2004
- Giáo dục tổng quát trong các chương trình Giáo dục đại học, 2004
- Luận về “hàng hóa dịch vụ GDĐH” và công bằng xã hội, 2004
- Học phí đại học: một chính sách công phức tạp, 2004
- 5 Đề nghị về các giải pháp giáo dục đại học, 2004
- Đổi mới quản lý giáo dục đại học, 2004
- Giáo dục đại học mới là cấp bách, 2004
- Triết lý giáo dục còn chưa được làm rõ, 2005
- Luật giáo dục sửa đổi và WTO, 2005
- Ba vấn đề cấp bách của Giáo dục Đại học, 2005
- Ý kiến về dự thảo Đề cương chi tiết Đề án đổi mới Giáo dục Đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, 2005
- 3 Đề nghị về Luật giáo dục (sửa đổi) và đổi mới giáo dục, 2005
- Dịch vụ Giáo dục Đại học và cơ chế thị trường, 2005
- Khoa học, công nghệ và hoạt động nghiên cứu trong đại học, 2005
- 7 chính sách tài chính cho giáo dục đại học, 2005
- Liên quan và Hỗ trợ
- Quản lý và thủ tục “ra-quyết-định đa tiêu chí”, 1991
- Về việc đào tạo “thạc sĩ quản trị kinh doanh”, 1992
- Một vài ý kiến về tổ chức Tổng công ty, 1998
- Các quan chức ở Nhật được tuyển chọn như thế nào?, 2000
- Giá trị thặng dư và vấn đề bóc lột ở Việt Nam, 2001
- Kiến thức đơn thuần không cứu vãn được chúng ta, 2003
- "Ai là người làm chủ thực sự các doanh nghiệp Nhà nước?", 2003
- Dự luật doanh nghiệp Nhà nước dưới góc nhìn của "tài chính doanh nghiệp", 2003
- Nhà giáo nhân dân Phạm Phụ: Người thích đứng ở biên giới, 2004
- 5 Đề nghị về việc lựa chọn các dự án quan trọng quốc gia, 2005
- 5 Câu hỏi cho chuyện “tăng học phí”, 2005
- Tăng học phí: Nhìn từ đại học mà chưa nhìn từ xã hội, 2005