Phân rã hệ thống
Giới thiệu
Sau khi cấu trúc hệ thống đã được lựa chọn, ta cần phải xác định phương pháp phân rã các hệ thống con thành các mô-đun.
Hệ thống con là một hệ thống có thể vận hành một cách độc lập, có thể sử dụng một số dịch vụ được cung cấp bởi các hệ thống con khác hoặc cung cấp dịch vụ cho các hệ thống con khác sử dụng.
Mô-đun là một thành phần hệ thống cung cấp các dịch vụ cho các thành phần khác, nhưng nó thường không được coi như là một hệ thống riêng rẽ, độc lập.
Có hai cách để phân rã các hệ thống con thành các mô-đun:
- Phân rã hướng đối tượng: hệ thống được phân rã thành các đối tượng tương tác với nhau.
- Pipeline hướng chức năng hoặc luồng dữ liệu: hệ thống được phân rã thành các mô-đun chức năng chịu trách nhiệm chuyển đổi thông tin đầu vào thành kết quả đầu ra.
Mục tiêu
- Phân biệt được hai khái niệm: hệ thống con và mô-đun
- Nắm được hai phương pháp phân rã hệ thống và đánh giá ưu/nhược điểm của từng phương pháp.
Phân rã hướng đối tượng
Mô hình kiến trúc hướng đối tượng cấu trúc hệ thống thành một tập hợp các đối tượng gắn kết lỏng dựa trên các giao diện đã được định nghĩa.
Phân rã hướng đối tượng liên quan tới việc xác định lớp đối tượng, các thuộc tính và phương thức của nó. Khi cài đặt lớp, các đối tượng sẽ được tạo ra từ các lớp này và có một số mô hình điều khiển được sử dụng để kết hợp các phương thức của đối tượng.
Ưu điểm của mô hình hướng đối tượng:
- Đối tượng được gắn kết lỏng nên khi thay đổi cách cài đặt chúng có thể không ảnh hưởng tới các đối tượng khác.
- Đối tượng phản ánh thực thể trong thế giới thực.
- Các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được sử dụng rộng rãi.
<
Tuy nhiên, khi giao diện của đối tượng thay đổi có thể gây ra những vấn đề hết sức khó khăn và rất khó biểu diễn các thực thể phức tạp trong thế giới thực như là các đối tượng.
Ví dụ: các đối tượng trong hệ thống xử lý hoá đơn
Pipeline hướng chức năng
Mô hình pipeline hướng chức năng hoặc mô hình luồng dữ liệu là quy trình chuyển đổi thông tin đầu vào thành kết quả đầu ra. Việc chuyển đổi thông tin đầu vào thành kết quả đầu ra có thể được thực hiện tuần tự hoặc song song. Dữ liệu được xử lý trong quy trình có thể là riêng lẻ hoặc theo lô.
Ưu điểm của mô hình:
- Hỗ trợ tái sử dụng quy trình chuyển đổi
- Cung cấp tài liệu để giao tiếp với stakeholder
- Dễ dàng bổ sung thêm quy trình chuyển đổi mới.
- Dễ dàng thực hiện, kể cả với hệ thống tuần tự hoặc song song.
Tuy nhiên, mô hình này yêu cầu phải có định dạng dữ liệu chung để truyền qua các pipeline và rất khó hỗ trợ cho các tương tác hướng sự kiện.
Ví dụ: Mô hình luồng dữ liệu của hệ thống xử lý hoá đơn
- Nhập môn Công nghệ phần mềm
- Phần mềm là gì?
- Vấn đề về tính chuyên nghiệp và đúng quy tắc
- Một số mô hình phát triển phần mềm
- Các hoạt động trong quy trình phần mềm
- Quản lý dự án
- Một số yêu cầu về nhập môn công nghệ phần mềm
- Yêu cầu của người sử dụng
- Tài liệu đặc tả yêu cầu
- Phân tích khả thi
- Phát hiện và phân tích yêu cầu
- Đánh giá yêu cầu
- Lập kế hoạch quản lý yêu cầu
- Các mô hình Quản lí
- Mô hình ứng xử và máy hệ thống
- Mô hình dữ liệu
- Mô hình đối tượng,hệ thống,ứng xử và thừa kế
- Phương pháp hướng cấu trúc
- Các vấn đề về thiết kế kiến trúc
- Tổ chức hệ thống và các mô hình
- Phân rã hệ thống và phân rã đối tượng
- Các chiến lược điều khiển
- Các kiến trúc tham chiếu
- Thiết kế giao diện người dùng
- Quy trình thiết kế giao diện người dùng
- Cải tiến và bảo trì phần mềm
- Các quy trình cải tiến phần mềm
- Kiểm thử phần mềm và quy trinh
- Kiểm thử hệ thống ,kiểm thử tích hợp và kiểm thử độc lập
- Các phương pháp kiểm thử
- Thiết kế các trường hợp kiểm thử
- Tự động kiểm thử