Phosphatide
Phosphatide là thành phần cần thiết của tế bào và tổ chức, tập trung nhiều nhất ở các tổ chức thần kinh và tổ chức não, tim, gan, tuyến sinh dục.. Hàm lượng của chúng phân bố như sau:
![](/post-file/550e8776/40769.png)
Phosphatide tham gia tích cực vào quá trình chuyển hoá tế bào và chuyển hoá mỡ, ảnh hưởng tới cường độ hấp thu và sử dụng chất béo trong cơ thể. Nguồn phosphatide chủ yếu là lòng đỏ trứng, gan, não.. nhiều chất béo nhất là các loại dầu thực vật là nguồn phosphatide quan trọng. Phosphatide hay gặp trong thực phẩm là lecithin (Hình 4.3) và phần ít phổ biến hơn là cephalin (Hình 4.4). Lecithin có tác dụng điều hoà lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa tích lũy cholesterol, thúc đẩy các quá trình phân tích và bài xuất chúng ra khỏi cơ thể.
Duy trì cân bằng sinh học giữa lecithin và cholesterol là yếu tố quan trọng để đề phòng và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Bình thường ở người khoẻ tỷ lệ lecithin/cholesterol = 1/1. Bơ là nguồn lecithin quý.
Do các vai trò trên, cơ thể cần cung cấp phosphatide đầy đủ theo thức ăn. Ngoài các loại dầu thực vật cũng cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm khác giàu lecithin như trứng gà toàn phần.
![](/post-file/550e8776/40768.png)
- Dinh dưỡng người
- Dinh dưỡng người - Mối quan hệ giữa lương thực - Thực phẩm, Nông nghiệp và sức khỏe
- Cấu trúc cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng
- Protein
- Mở đầu
- Cấu trúc và tính chất lý hoá học cơ bản của protein
- Thành phần và hàm lượng protein trong các nông sản phẩm chính (nguồn cung cấp protein trong thực phẩm)
- Vai trò và chức năng của protein trong dinh dưỡng
- Những thay đổi xảy ra trong cơ thể thiếu protein
- Các acid amin và vai trò dinh dưỡng của chúng
- Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của protein
- Các phương pháp xác định giá trị dinh dưỡng của protein
- Nhu cầu protein của cơ thể
- Lipid
- Carbohydrate
- Vitamin
- Các chất khoáng
- Khái luận về dinh dưỡng cân đối
- Thực phẩm và nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng khác nhau
- Các bệnh liên quan đến dinh dưỡng