An toàn
Một vacxin lý tưởng khi sử dụng sẽ không gây bệnh, không gây độc và không gây phản ứng. Sau khi sản xuất vacxin phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra chặt chẽ về mặt vô khuẩn, thuần khiết và không độc.
- Vô khuẩn: Vacxin không được nhiễm các vi sinh vật khác, nhất là các vi sinh vật gây bệnh.
- Thuần khiết: Ngoài kháng nguyên đưa vào để kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch chống vi sinh vật gây bệnh, không được lẫn các thành phần kháng nguyên khác có thể gây ra các phản ứng phụ bất lợi.
- Không độc: Liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gây độc.
Tuy nhiên, như đã nêu ở phần 2.5., không có vacxin nào đạt được độ an toàn tuyệt đối. Khi cân nhắc để quyết định xem một vacxin nào đó có được đưa vào sử dụng hay không, cần phải so sách giữa mức độ phản ứng do vacxin và tính nguy hiểm của bệnh nhiễm khuẩn tương ứng.
Hiệu lực
Vacxin có hiệu lực lớn là vacxin gây được miễn dịch ở mức độ cao và tồn tại trong một thời gian dài. Hiệu lực gây miễn dịch của vacxin trước hết được đánh giá trên động vật thí nghiệm, sau đó trên thực địa.
Trên động vật thí nghiệm: Cách thứ nhất, đánh giá mức độ đáp ứng miễn dịch thông qua việc xác định hiệu giá kháng thể hoặc xác định mức độ dương tính của phản ứng da. Cách đánh giá này không cho biết hiệu lực bảo vệ. Cách thứ hai, xác định tỷ lệ động vật đã được tiêm chủng sống sót sau khi thử thách bằng vi sinh vật gây bệnh.
Dù đã được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra và đã được đánh giá trên động vật, trước khi đưa ra tiêm chủng rộng rãi, vacxin đều phải được thử nghiệm trên thực địa (field test): Vacxin được tiêm chủng cho một cộng đồng, theo dõi thống kê tất cả các phản ứng phụ và đánh giá khả năng bảo vệ khi mùa dịch tới.
Ngoài 2 tiêu chuẩn trên, để chọn một vacxin tiêm chủng, người ta còn quan tâm đến giá thành và tính thuận lợi cho việc tiến hành tiêm chủng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực của vacxin
Bản chất và liều lượng của vacxin
Hiệu lực của vacxin sẽ cao nếu chứa các kháng nguyên có tính sinh miễn dịch mạnh. Mặt khác vacxin phải được sản xuất từ các chủng vi sinh vật “đủ tư cách đại diện” cho tác nhân gây bệnh.
Đường đưa vacxin vào cơ thể
Các chất phụ gia miễn dịch
Các chất phụ gia miễn dịch được dùng rộng rãi nhất là các hợp chất của nhôm (aluminum hydroxit hoặc aluminum photphat). Chất phụ gia miễn dịch có tác dụng làm cho vacxin chậm giáng hóa, vì vậy có thể giảm được liều lượng và số lần tiêm chủng. Chất phụ gia còn có tác dụng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch mạnh hơn. Như vậy chất phụ gia miễn dịch vừa có tác dụng làm tăng hiệu quả kinh tế, vừa có tác dụng làm tăng hiệu quả miễn dịch.
Tình trạng dinh dưỡng
Những ảnh hưởng của tình trạng dinh dưỡng đến đáp ứng miễn dịch đã được xác định. Những kết quả nghiên cứu cho thấy, suy dinh dưỡng làm giảm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào rõ hơn miễn dịch dịch thể. Tuy nhiên các trẻ suy dinh dưỡng vẫn cần được tiêm chủng vì 2 lý do: Thứ nhất, chúng vẫn có khả năng đáp ứng miễn dịch; thứ hai, chúng rất dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm.
Kháng thể do mẹ truyền
Kháng thể do mẹ truyền có khả năng ức chế đáp ứng miễn dịch của loại vacxin tương ứng. Vì vậy hiệu lực miễn dịch của một số vacxin sẽ bị hạn chế nếu tiêm chủng quá sớm khi hiệu giá kháng thể do mẹ truyền còn tương đối cao. Những bệnh như lao, bại liệt có cơ chế đề kháng chủ yếu là miễn dịch qua trung gian tế bào, đứa trẻ không được mẹ truyền, vì vậy phải được tiêm vacxin phòng lao và uống vacxin phòng bại liệt từ rất sớm ngay những ngày đầu tiên sau khi sinh.
- Vi sinh vật học
- Dinh dưỡng của vi sinh vật
- Sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật
- Ức chế vi sinh vật bằng các tác nhân vật lý và hóa học
- Khái niệm chung về trao đổi chất ở vi sinh vật
- Giải phóng và bảo toàn năng lượng ở vi sinh vật
- Đại cương về trao đổi chất
- Sự phân giải glucose thành pyruvate
- Lên men
- Chu trình acid tricarboxylic
- Sự vận chuyển electron và phosphoryl hóa oxy hóa
- Hô hấp kỵ khí
- Sự phân giải các hidrat carbon và các polime dự trữ nội bào
- Phân giải lipid
- Phân giải protein và acid amine
- Oxi hóa các phân tử hữu cơ
- Quang hợp
- Sử dụng năng lượng trong sinh tổng hợp ở vi sinh vật
- Mối quan hệ giữa virus và tế bào
- Di truyền học vi sinh vật
- Vi sinh vật và miễn dịch học
- Vacxin
- Sinh thái học vi sinh vật
- Vi sinh vật trong môi trường nước
- Vi sinh vật học thực phẩm
- Mở đầu
- Sinh trưởng của vi sinh vật trong thực phẩm
- Sinh trưởng của vi sinh vật và quá trình làm hỏng thực phẩm
- Phòng chống hư hỏng thực phẩm (Controlling Food Spoilage)
- Các bệnh dẫn đến từ thực phẩm (Food-borne Diseases)
- Phát hiện các tác nhân gây bệnh sinh ra từ thực phẩm
- Vi sinh vật học các thực phẩm lên men (Microbiology of Fermented Foods)
- Vi sinh vật là nguồn thực phẩm và thực phẩm bổ sung (Microorganism as Foods and Food Amendments)