GIÁO TRÌNH

Tạp chí xã hội học số 3 năm 2005

Social Sciences

Văn Hóa - Từ góc nhìn của xã hội học

Tóm tắt

Khi nghiên cứu văn hóa dưới góc độ xã hội học, không thể không đề cập đến mối quan hệ giữa văn hóa và xã hội. Xã hội với tư cách như là hiện thực xã hội mang đặc trưng không chỉ ở tính chất nhóm của mình mà còn ở sự điều hoà hành vi của con người. Nền tảng của sự điều hoà hành vi ấy, chính là tri thức, giá trị - chuẩn mực, qui tắc hành vi, tức là văn hóa của xã hội đó. Theo nghĩa hẹp, xã hội như là một nhóm xã hội rộng lớn và văn hóa như là cách thức điều hoà hành vi con người. Xã hội và văn hóa - đó là mặt thống nhất không tách rời nhau trong khía cạnh tương tác xã hội của con người và hoạt động của họ. Xã hội và văn hóa là hai phạm trù quan trọng của xã hội học. Bởi vì tất cả những hiện tượng, sự kiện và quá trình xã hội được nghiên cứu dưới quan điểm của những phạm trù đó. Không có xã hội loài người ngoài văn hóa cũng như văn hóa không thể hình thành, tồn tại và phát triển ngoài đời sống xã hội. Xã hội là một thể thống nhất với những thuộc tính tương tác xã hội của con người. Nhờ có văn hóa, cơ cấu xã hội hoạt động và được tái sản xuất. Ngược lại, nhờ xã hội, nhờ tính riêng biệt và toàn vẹn của nó, văn hóa được hình thành, được bảo tồn và gìn giữ khỏi sự xói mòn dưới ảnh hưởng tác động của những nhân tố bên ngoài. Chính vì vậy, tính xã hội và tính văn hóa trong hiện thực xã hội tuy không phải đồng nhất nhưng có sự liên hệ qua lại và tương tác chặt chẽ với nhau của đời sống xã hội thống nhất. Dưới lăng kính xã hội học, tìm hiểu văn hóa tức là đi tìm hiểu bản chất, vị trí và vai trò của văn hóa đối với đời sống xã hội của con người.

Nội dung

Xem chi tiết tại đây