TÀI LIỆU

Bài tập và câu hỏi

BÀI TẬP VÀ CÂU HỎI

Bài 1:

Xác định bề mặt riêng đối với các hạt sau:

  • có dạng khối lập phương với cạnh 10-6 m
  • có dạng khối cầu với đường kính 10-6 m
  • có dạng khối trụ với đường cao và bán kính đáy bằng 10-6 m

(Đáp số: 6.10 6 m -1 ; 6.10 6 m -1 ; 4.10 6 m -1 )

Bài 2:

Người ta nghiền 1kg than củi thành hạt có đường kính 0,8.10-4 m. Khối lượng riêng của than củi là 1,8.102 kg.m-3. Tính bề mặt tổng của than này?

(Đáp số: 416,6 m 2 )

Bài 3:

Tính giá trị bề mặt riêng của kaolin được nghiền thành hạt có dạng khối cầu đường kính 0,8.10-5 m, biết rằng khi ấy khối lượng riêng của kaolin là 2,5.103 kg.m-3 và xem như hệ đơn phân tán. (Giá trị bề mặt riêng tính ra đơn vị m-1 , và m2.kg-1

(Đáp số: 7,5.10 5 m -1 75 m 2 .kg -1 )

Bài 4:

Huyền phù đất sét trong nước gồm các hạt dạng khối cầu, trong đó 80% hạt có đường kính 10-5 m, phần còn lại là những hạt có đường kính 5.10-5 m. Tính bề mặt riêng và độ phân tán của hệ?

(Đáp số: 5,24.10 5 m -1 ; 0,84.10 5 )

Bài 5:

Xác định số hạt được tạo thành khi phân tán 0,2 g thủy ngân thành các hạt dạng khối cầu có đường kính 8.10-8 m. Biết khối lượng riêng của thủy ngân bằng 13,54 g.cm-3 .

(Đáp số: 55.10 11 hạt)

Bài 6:

Bằng phương pháp siêu hiển vi xác định được trong thể tích 2.10-6 m3 khí lò sưởi chứa 80 tiểu phân bụi. Nồng độ của sol khí bằng 1.10-12 kg.m-3, khối lượng riêng của pha phân tán là 2.103 kg.m-3. Tính kích thước trung bình của hạt, nếu biết hạt có dạng khối lập phương?

(Đáp số: 2,32.10 -8 m)

Bài 7:

Bằng phương pháp siêu hiển vi xác định được 53 tiểu phân dầu trong thể tích 1,5.10-11 m3 sol khí. Biết nồng độ của sol khí là 2,1.10-5 kg.m-3, khối lượng riêng của pha phân tán là 0,92.103 kg.m-3. Cho rằng các tiểu phân pha phân tán có dạng khối cầu, tính bán kính trung bình của tiểu phân?

(Đáp số: 5,4.10 -7 m)

Bài 8:

Dưới đây là kết quả nghiên cứu sự hấp phụ khí CO trên than hoạt tính ở 273 K

P (mmHg) 100 200 300 400 500 600 700

V (cm3) 10,3 19,2 27,3 34,1 40,0 45,5 48,0

Tính hằng số cân bằng hấp phụ và thể tích khí CO bị hấp phụ cực đại trên than. Cho rằng quá trình hấp phụ tuân theo qui luật phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir.

(Đáp số: 7,4.10 -3 mmHg -1 ; 150 cm 3 )

Bài 9:

Để xác định bề mặt riêng của TiO2 người ta cho khí nitơ hấp phụ lên 1 gam TiO2 ở nhiệt độ 75 K. Kết quả như sau:

P (mmHg) 1,20 14,0 45,8 87,5 127,7 164,4

V (cm3) 235 559 649 719 790 860

Biết ở 75 K áp suất hơi bão hòa của N2 bằng 570 mmHg, thể tích của N2 đã được điều chỉnh ở điều kiện tiêu chuẩn.

Tính thể tích khí nitơ bị hấp phụ cực đại trên TiO2 ; hằng số C trong phương trình BET và bề mặt riêng của TiO2 trên 1 g mẫu?

(Đáp số: 620 cm 3 ; 290; 2667m 2 .g -1 )

Bài 10:

So sánh cường độ ánh sáng phân tán của hai nhũ tương có cùng nồng độ và cùng kích thước hạt là nhũ tương a: benzen trong nước, nhũ tương b: n-pentan trong nước. Biết chiết suất của các chất đo ở 273 K lần lượt là: benzen trong nước có nB = 1,5 ; n- pentan trong nước có nP = 1,36 và nước có no = 1,33

(Đáp số: cường độ ánh sáng phân tán của nhũ tương a lớn hơn b khoảng 30,8 lần)

Bài 11:

Dung dịch latex polyisopren được chiếu sáng lần lượt bằng ánh sáng đơn sắc với bước sóng trong các lần chiếu là 530.10-9 m và 680.10-9 m. Hỏi trong trường hợp nào cường độ ánh sáng trong hệ nghiên cứu mạnh hơn, và mạnh hơn bao nhiêu lần?

(Đáp số: 2,71 lần)

Bài 12:

Huyền phù chứa 1 gam hemoglobin trong 1 lit nước có áp suất thẩm thấu ở 25oC bằng 3,6.10-4 atm. Xác định khối lượng của hạt hemoglobin?

(Đáp số: 10 -19 g)

Bài 13:

Xác định hệ số khuếch tán của phẩm đỏ-Congo trong dung dịch nước, nếu gradien nồng độ bằng 0,5 kg.m3 và lượng chất dịch chuyển qua tiết diện 25.10-4 m2 sau 2 giờ là 4,9.10-7 g.

(Đáp số: 196.10 -9 m 2 . giờ -1 )

Bài 14:

Viết sơ đồ cấu tạo của micelle keo ZnS được tạo ra khi cho dung dịch loãng kẽm sulfat tác dụng với dung dịch amoni sulfur, trong các trường hợp:

  • Dùng dư kẽm sulfat
  • Dùng dư amoni sulfur

Bài 15:

Để điều chế sol dương AgI cần dùng 80 cm3dung dịch KI 0,015 N. Vậy cần dùng bao nhiêu cm3dung dịch AgNO3 0,005 Nđể điều chế được sol ấy? Viết công thức của micelle keo được tạo thành

(Đáp số: >240 cm 3 )

Bài 16:

Dung dịch keo As2S3 thu được từ dung dịch rất loãng Asen (III) hydroxyd với lượng dư dung dịch loãng H2S theo phản ứng sau:

H3AsO3 + H2S As2S3 + 6 H2O

Khi đặt hệ vào điện trường, các hạt keo di chuyển về điện cực nào? Giải thích bằng công thức micelle keo và điện tích quyết định hiệu thế của hạt keo?

Bài 17:

Sol AgI được điều chế từ phản ứng trao đổi giữa AgNO3 và lượng dư KI. Tiếp theo người ta dùng một trong các dung dịch K2SO4 và (CH3COO)2Ca (có cùng nồng độ mol) để làm keo tụ sol thu được trên. Hỏi dung dịch nào trong số 2 dung dịch trên sẽ gây keo tụ mạnh hơn? Vì sao?

Bài 18:

Ngưỡng keo tụ của dung dịch muối nhôm sulfat đối với dung dịch keo As2S3 là 96.10-6 kmol.m-3. Hỏi cần bao nhiêu ml dung dịch muối nhôm sulfat nồng độ 0,01 kmol.m-3 để gây keo tụ 10-1 m3 dung dịch keo As2S3 nói trên?

Bài 19:

Keo Fe(OH)3 có được do sự thủy phân không hoàn toàn muối sắt (III) clorur bị keo tụ bằng các dung dịch sau: natri sulfur, natri clorur, bari clorur. Chất điện ly nào có tác dụng keo tụ mạnh hơn? Vì sao?

Bài 20:

Tốc độ rơi của hạt thạch anh trong nước là 2,5.10-5 m.s-1; độ dài của ống chứa huyền phù này là 0,2 m; hiệu điện thế là 200 V; độ nhớt của môi trường là 1.10-3 N.s.m-2 và hằng số điện môi của hệ huyền phù này là 80. Tính thế điện động học của hạt thạch anh trong hệ này?

(Đáp số: 35,2 mV)

Bài 21:

Xác định bán kính hạt của sol bạc iodur, biết hệ số khuếch tán của hệ là 1,2. 10-10 m2.s-1; độ nhớt của môi trường là 10-3 N.s.m-2 và nhiệt độ là 298 K.

(Đáp số:1,82.10 -6 m)