Tài liệu

KHOA HỌC VÀ PHÂN LOẠI KHOA HỌC

Social Sciences

Khái nim khoa học

Khoa học là “hệ thống trí thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiện, xã hội, tư duy” (Pierre Auger, 1961).

Khoa học là sản phẩm trí tuệ được tích luỹ từ hoạt động tìm tòi, sáng tạo của người nghiên cứu.

 a. Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích luỹ từ trong đời sống hằng ngày (Tri thức bản địa).

Con người cảm nhận thế giới khách quan, chịu sự tác động của thế giới khách quan, buộc phải xử lý những tình huống xuất hiện trong tự nhiên, trong lao động và trong ứng xử.

Tri thức kinh nghiệm luôn là một cơ sở quan trọng cho sự hình thành các tri thức khoa học

b. Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích luỹ một cách hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu được vạch sẵn theo một kế hoạch có mục tiêu xác định và được tiến hành dựa trên một hệ thống phương pháp khoa học (Tri thức hàn lâm)

Tri thức khoa học khác tri thức kinh nghiệm ?

sự tổng kết từ những tập hợp số liệu và sự kiện ngẫu nhiên, rời rạc để khái quát hoá thành những cơ sở lý thuyết. Khi nói tri thức khoa học là nói đến những kết luận về quy luật tất yếu đã được khảo nghiệm. EX: Trời sắp mưa, người thấy oi bức, khoa học tìm nguyên nhân

Các giai đoạn phát triển của tri thức khoa học

          - Ý tưởng khoa học

          - Phương hướng khoa học

          - Trường phái khoa học

          - Bộ môn khoa học

* Phương hướng khoa học (Scientific orientation) là một tập hợp những nội dung nghiên cứu thuộc một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực khoa học, được định hướng theo một số mục tiêu về lý thuyết hoặc phương pháp luận và có một mục đích ứng dụng nhất định. Tiêu chí xem xét phương hướng khoa học là đối tượng nghiên cứu

 * Trường phái khoa học (scientific school) là một phương hướng khoa học được phát triển đến một giai đoạn cao hơn dẫn đến một góc nhìn mới về đối tượng nghiên cứu.

Phương hướng khoa học đơn bộ môn có thể dẫn đến trường phái khoa học mới trong nội bộ một bộ môn khoa học. EX: Dân tộc học dẫn đến Chăm học, Choro học

Phương hướng khoa học đa bộ môn (Multi-disciplinary) là nơi hội tụ của nhiều bộ môn khoa học có thể dẫn đến xuất hiện một trường phái khoa học mới  liên bộ môn (inter-disciplinary). EX: Hệ thống nông nghiệp

Trường phái khoa học thường dẫn đến sự xung đột, đảo lộn về quan điểm khoa học từ đó mở ra một hướng phát triển mới trong khoa học

* Bộ môn khoa học (scientific discipline) là hệ thống lý thuyết về một đối tượng nghiên cứu. Bộ môn khoa học là nấc thang cao nhất trong tiến trình phát triển từ phương hướng khoa học, trường phái khoa học đến bộ môn khoa học

* Ngành khoa học (speciality) là một lĩnh vực đào tạo hoặc một lĩnh vực hoạt động khoa học. EX: Ngành BVTV, Trồng trọt

Quy luật hình thành một bộ môn khoa học

Có 4 con đường hình thành một bộ môn khoa học

a, Tiền nghiệm là con đường hình thành một bộ môn khoa học dựa trên những tiền đề hoặc hệ tiền đề.

Tiền đề là một loại tri thức khoa học được mặc nhiên thừa nhận không phải chứng minh. Từ một tiên đề hoặc hệ tiên đề một hệ thống tri thức được phát triển thành một bộ môn khoa học mà không cần quan sát hay thực nghiệm. EX: Euclide, điểm ngoài đường thẳng/mặt phẳng. Bộ môn hình học ra đời.

b, Hậu nghiệm là con đường hình thành một bộ môn khoa học dựa trên sự khái quát hoá những kết quả quan sát hoặc thực nghiệm, tìm ra những mối liên hệ tất yếu, bản chất của sự vật. EX: Phương pháp luận (methodology)

c, Phân lập khoa họclà sự tách một trường phái khoa học ra khỏi một bộ môn khoa học để hình thành một bộ môn khoa học mới. EX: Toán học tách ra Số học, Hình học; Nông học tách ra BVTV, Trồng trọt, Giống, …

d, Tích hợp là sự hợp nhất về lý thuyết và phương pháp luận của một số bộ môn khoa học riêng thành bộ môn mới. EX: Kinh tế học + Chính trị = Kinh tế học chính trị, Lâm nghiệp xã hội học, Địa lý sinh thái- nhân văn

Tiêu chí nhận biết một bộ môn khoa học

- Tiêu chí 1: có một đối tương nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng đặt trong phạm vi quan tâm của một bộ môn khoa học.

- Tiêu chí 2: có một hệ thống lý thuyết

bao gồm các khái niệm, phạm trù, quy luật. Hệ thống lý thuyết gồm một bộ phận đặc trưng của bộ môn và một bộ phận kế thừa từ các bộ môn khoa học khác.

- Tiêu chí 3: có một hệ thống phương pháp luận

Phương pháp luận hiểu theo 2 nghĩa: Lý thuyết về phương pháp và hệ thống các phương pháp.

Phương pháp luận của một bộ môn bao gồm riêng và kế thừa từ các bộ môn khác

- Tiêu chí 4: có mục đích ứng dụng (tiêu chí mềm)

Khoảng các giữa khoa học và thực tiễn cần rút ngắn, nghiên cứu ứng dụng

- Tiêu chí 5: có một lịch sử nghiên cứu

Bộ môn khoa học thường có thể bắt nguồn từ một bộ môn khoa học khác, song một số bộ môn mới độc lập, bắt đầu lịch sử riêng của bộ môn.

 

Đánh giá:
0 dựa trên 0 đánh giá
Nội dung cùng tác giả
 
Nội dung tương tự