Một phương án tài chính ở trường đại học tư thục có “mức lợi nhuận thích hợp”
Social Sciences- Đầu năm 1990: + Ông A góp 06 tỷ Đ
+ Ông B góp 02 tỷ Đ
+ Nhà nước cấp quyền sử dụng đất trị giá 02 tỷ Đồng
Vậy tài sản ban đầu của trường là 10 tỷ Đồng
- Đầu năm 1995 (cuối 1994, 05 năm sau ngày thành lập)
+ Giá trị tài sản của trường là 16 tỷ Đ
+ Ông C góp thêm 04 tỷ Đ
Vậy tổng tài sản lúc này là 20 tỷ Đ
- Đầu năm 2003 (cuối 2002, có thêm 8 năm tiếp theo, mỗi năm đều đã chia lợi nhuận cho các cá nhân và không có góp vốn thêm)
+ Giá trị tài sản của trường là: 40 tỷ Đ
+ Trong đó vốn góp của 3 ông A, B, C vẫn tính:
6 tỷ Đ + 2 tỷ Đ + 4 tỷ Đ = 12 tỷ Đ
(Nếu 3 ông không tiếp tục bỏ thêm vốn từ lợi nhuận)
+ Tỷ lệ vốn góp của 3 ông là: 12/ 40 = 30%
+ Vốn chung không chia của Nhà trường là: 28 tỷ Đ
- Năm vận hành 2003
+ Thu được học phí và các khoản khác: 20 tỷ Đ
+ Chi phí: - Cho hoạt động : 10 tỷ Đ
- Trả lãi NH : 01 tỷ Đ (có vay thêm NH)
- Khấu hao : 04 tỷ Đ
Tổng = 15 tỷ Đ
+ Lợi nhuận trước thuế: 20 tỷ Đ – 15 tỷ Đ = 05 tỷ Đ
+ Nếu có đóng thuế (trực thu): 10%
Tiền thuế: 10% * 05 tỷ Đ = 0,5 tỷ Đ
+ Lợi nhuận sau thuế là: 4,5 tỷ Đ
- Phân chia LN năm 2003 như thế nào với giả sử là không có đóng thuế?
- Giả sử quy định trích cho quỹ phúc lợi, bảo trợ, khen thưởng 20% là 1 tỷ Đ
- Vậy LN còn lại trong năm là: 5 tỷ Đ – 1 tỷ Đ = 4 tỷ Đ
- Phần LN có thể được chia của 3 ông A, B và C là:
4 tỷ Đ * 30% (= 12 tỷ Đ/ 40 tỷ Đ) = 1,2 tỷ Đ
- Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận là: 1,2 tỷ Đ/ 12 tỷ Đ = 10%
- Giả sử lãi suất NH Nhà nước trong năm đó là 8% và mức lãi suất khống chế ghi trong Điều lệ là không vượt quá 150% lãi suất NH, nghĩa là không vượt quá 8% * 150% = 12%.
- Lưu ý, trong bối cảnh “cung” trong GDĐH còn dưới 25% “cầu” nên bỏ vốn vào đây như không có mấy rủi ro nên mức khống chế trên 150% là tương đối hợp lý.
- Như vậy tỷ lệ lãi của 3 ông A + B + C là tương đối hợp lý, cao hơn lãi suất NH 8% nhưng không vượt quá 150% lãi suất NH, không vượt quá 12%.
- Nếu 3 ông không muốn bỏ thêm vốn từ phần LN của mình thì mỗi ông được chia LN trong năm đó:
Ông A: 6 tỷ Đ * 10% = 600 triệu Đ
Ông B: 2 tỷ Đ * 10% = 200 triệu Đ
Ông C: 4 tỷ Đ * 10% = 400 triệu Đ
Tổng = 1.200 Triệu Đ
- Phần LN của phần vốn chung không chia 28 tỷ Đ là:
28 tỷ Đ * 10% = 2,8 tỷ Đ
- Phần này được nhập vào vốn chung không chia
- Trường có khoản tiền để đầu tư mở rộng cho năm mới là:
4 tỷ Đ (phần khấu hao, không thực chi) + 2,8 tỷ Đ = 6,8 tỷ Đ
- Tổng tài sản của trường vào cuối 2003 là:
36 tỷ Đ + 6,8 tỷ Đ = 42,8 tỷ Đ (hoặc 40 tỷ Đ + 2,8 tỷ Đ
- Vốn góp của 3 ông A + B + C vẫn là 12 tỷ Đ
- Tỷ lệ vốn của 3 ông A + B + C là: 12 tỷ Đ/ 42,8 tỷ Đ # 28%
- Vốn chung không chia bây giờ là:
42,8 tỷ Đ – 12 tỷ Đ = 30,8 tỷ Đ (hoặc 28 tỷ Đ + 2,8 tỷ Đ
- Tỷ lệ vốn của “vốn chung không chia” là: 30,8 tỷ Đ/ 42,8 tỷ Đ # 72%
- Tốc độ tăng trưởng vốn (quy mô) của trường là:
(42,8 tỷ Đ – 40 tỷ Đ)/ 40 tỷ Đ = 7%
6. Trường hợp 3 ông A + B + C muốn bỏ thêm vốn vào trường từ phần LN của mình, ví dụ 50% LN
- Tổng LN của 3 ông là 1,2 tỷ Đ, bỏ thêm vốn 600 triệu Đ
- Vậy LN chia cho 3 ông trong năm 2003 chỉ là 600 triệu Đ (ông A 300 triệu Đ, ông B 100 triệu Đ, ông C 200 triệu Đ)
- Trường sẽ có khoản tiền để đầu tư mở rộng cho năm mới là:
6,8 tỷ Đ + 0,6 tỷ Đ = 7,4 tỷ Đ
- Tổng tài sản của trường cuối 2003 là: 42,8 tỷ Đ + 0,6 tỷ Đ = 43,4 tỷ Đ (hoặc 40 tỷ Đ + 2,8 tỷ Đ + 0,6 tỷ Đ)
- Vốn góp của 3 ông A + B + C bây giờ là: 12,6 tỷ Đ
- Tỷ lệ vốn góp của 3 ông là: 12,6 tỷ Đ/ 43,4 tỷ Đ # 29%
- Vốn chung không chia vẫn là: 30,8 tỷ Đ
- Tỷ lệ vốn của vốn chung không chia là: 30,8 tỷ Đ/ 43,4 tỷ Đ # 71%
- Tốc độ tăng trưởng vốn (quy mô) của trường là:
(43,4 tỷ Đ – 40 tỷ Đ)/ 40 tỷ Đ = 8,5%
7. Giả sử cuối năm 2003, LN không phải 5 tỷ Đ mà là 10 tỷ Đ
- Trích cho quỹ phúc lợi, bảo trợ, khen thưởng 20% là 2 tỷ Đ
- Vậy LN còn lại trong năm là 10 tỷ Đ – 2 tỷ Đ = 8 tỷ Đ
- Phần LN có thể chia cho 3 ông A + B + C là:
8 tỷ Đ * 30% = 2,4 tỷ Đ
- Như vậy tỷ lệ LN là: 2,4 tỷ Đ/ 12 tỷ Đ = 20%
- Nhưng mức khống chế lãi cao nhất chỉ là 12%
- Các ông A + B + C chỉ được chia: 12 tỷ Đ * 12% = 1,44 tỷ Đ
Ông A: 6 tỷ Đ * 12% = 720 triệu Đ
Ông B: 2 tỷ Đ * 12% = 240 triệu Đ
Ông C: 4 tỷ Đ * 12% = 480 triệu Đ
- Toàn bộ LN còn lại được nhập vào vốn chung không chia là:
8 tỷ Đ – 1,44 tỷ Đ = 6,56 tỷ Đ
- Trường có khoản tiền để đầu tư mở rộng cho năm mới là:
4 tỷ Đ + 6,56 tỷ Đ = 10,56 tỷ Đ
- Tổng tài sản của trường vào cuối năm 2003 là:
36 tỷ Đ + 10,56 tỷ Đ = 46,56 tỷ Đ
- Vốn của 3 ông A + B + C vẫn là 12 tỷ Đ
- Tỷ lệ vốn của 3 ông bây giờ là: 12 tỷ Đ/ 46,56 # 26%
- Vốn chung không chia bây giờ là: 46,56 tỷ Đ – 12 tỷ Đ = 34,56 tỷ Đ
- Tỷ lệ vốn của vốn chung không chia là:
34,56 tỷ Đ/ 46,56 tỷ Đ # 74%
- Tốc độ tăng trưởng vốn (quy mô) của trường là:
(46,56 tỷ Đ – 40 tỷ Đ)/ 40 tỷ Đ = 16,4%
8. Các lưu ý:
- Nếu muốn khuyến khích đầu tư nhiều hơn, có thể khống chế mức 200% lãi suất NH. Khi đó mức khống chế là 16% chứ không phải 12%.
- Nếu năm nào đó lãi suất dưới mức lãi suất NH thì 3 ông A + B + C vẫn phải chịu mức chia lãi thấp đó vì đã có phần “bù đắp rủi ro” (risk premium) là phần cao hơn lãi suất NH 50% hoặc 100%.
- Cuối năm 2003, tài sản có thể được đánh giá lại (hoặc sau một số năm). Nếu giá trị đất chẳng hạn đã có tăng lên thì hiệu chỉnh lại tài sản của Nhà trường và các tỷ lệ vốn góp.
- Phần giá trị sử dụng đất của Nhà nước hoặc địa phương bỏ vào được xem như tài sản cho tặng vĩnh viễn, cũng với lũy tích lợi nhuận phát sinh từ nó, kể cả phần tăng giá (capitalization), phần vượt trội lợi nhuận của các cá nhân phải giữ lại v.v… đều trở thành tài sản không chia (dạng “endowment” của các trường ĐH ở Mỹ).
- Tóm lại
- Đây là một phương án tài chính thể hiện được tính không vì mục đích cực đại lợi nhuận, hoặc có “mức lợi nhuận thích hợp” hoặc vì “lợi nhuận một phần”, khác với các doanh nghiệp kinh doanh hay trường ĐH tư thục vì lợi nhuận, tất nhiên có thể có những phương án khác.
- Thiết nghĩ, đầu tư vào trường ĐH hiện nay đang có độ an toàn khá cao, lại được nhiều ưu tiên của Nhà nước , không đóng thuế chẳng hạn mà lãi suất gấp 150% hay 200% lãi suất NH thì có rất nhiều nhà đầu tư, kể cả nước ngoài sẵn sàng đầu tư.
- Phải chăng nên khuyến khích các cá nhân và tổ chức lập trường ĐH tư thục không có mục đích cực đại lợi nhuận. Sở hữu ở đây là kiểu “sở hữu hỗn hợp”.
- Với ĐH tư thục vì lợi nhuận thì không có tài sản chung không chia nhưng cũng cần có sự kiểm soát nào đó của Nhà nước vì đây là loại doanh nghiệp “độc quyền” (“cung” ở GDĐH còn ở mức dưới 25% của “cầu”). Và theo các “nguyên lý” trong quản lý: “cung” thấp xa so với “cầu” thì có độc quyền, độc quyền thì không có cạnh tranh, không có cạnh tranh thì không có chất lượng.
- Điều lệ phải viết phần tài chính thể hiện được cách góp vốn và cách phân chia LN (Như cho trường ĐH tư thục không vì mục đích cực đại lợi nhuận hay chỉ có mức lợi nhuận thích hợp như ví dụ nói trên)