Nguyễn Trung Tập

Nguyễn Trung Tập
Quốc gia:
Lý thuyết mạch

Nội dung giới thiệu một số kiến thức cơ bản có bổ sung một số khái niệm mới liên quan đến lý thuyết mạch; các định luật và định lý mạch điện; các phương trình vòng, nút; các phương pháp giải mạch; mạch một chiều (DC) có chứa các phần tử tích trữ năng lượng...

Giáo Trình Kỹ Thuật Số

Giáo trình được biên soạn nhằm cung cấp cho sinh viên Điện tử - Viễn thông và Tự động hóa số kiến thức cơ bản của một môn học được coi là nền tảng của chuyên ngành. Nội dung gồm tám chương - Chương 1 và 2 ôn tập một số kiến thức cơ bản về hệ thống số và hàm logic mà SV có thể đã học ở Đại số Boole. - Chương 3 học về Cổng logic, phần tử cơ bản của các mạch số - Chương 4, 5 và 6 đi vào các loại mạch số cụ thể, bao gồm Mạch tổ hợp, Mạch tuần tự và Mạch làm toán. Đây là 3 chương nồng cốt của môn học. - Chương 7 sẽ học về Bộ nhớ bán dẫn, SV sẽ tìm hiểu ở đây cấu tạo và vận hành của các loại bộ nhớ bán dẫn , bộ nhớ chính của máy tính. - Cuối cùng, chương 8 sẽ bàn về loại mạch giúp cho con người giao tiếp với máy, đó là các mạch Biến đổi tương tự sang số và ngược lại. Để học tốt môn học SV cần có một kiến thức cơ bản về linh kiện điện tử, gồm Diod, Transistor BJT và FET, phần vận hành ở chế độ ngưng và dẫn. Nếu đã học Đại số Boole ở những học kỳ trước thì sự tiếp thu sẽ dễ dàng, tuy nhiên, nội dung ôn tập ở chương 1 và 2 cũng đủ để SV có thể học tiếp các chương sau một cách không khó khăn lắm. Có thể nói tất cả các môn học có liên quan đến kỹ thuật đều ít nhiều cần kiến thức về Kỹ thuật số nên trong điều kiện còn khó khăn khi phải đọc sách ngoại ngữ, hy vọng đây là một tài liệu không thể thiếu trong tủ sách của một sinh viên chuyên ngành Điện tử-Viễn thông và Tự động hóa. Tác giả rất hy vọng cung cấp cho sinh viên một nội dung phong phú trong một giáo trình trang nhã nhưng chắc không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của độc giả. Cuối cùng tác giả xin thành thật cám ơn Thạc sĩ Phạm văn Tấn đã đọc và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình có thể hoàn thành.

Tần số phức

Nội dung gồm tín hiệu hình Sin có biên độ thay đổi theo hàm mũ, tần số phức, tổng trở và tổng dẫn, cực và zero của hàm số mạch, xác định đáp ứng tự nhiên nhờ hàm số mạch, hàm số ngã vào và hàm số truyền.

Lời giải phương trình vi phân bậc hai

Giới thiệu một số lời giải bài toán phương trình vi phân bậc hai.

Phương trình nút

Giới thiệu phương trình nút với mạch chỉ chứa điện trở và nguồn dòng điện, mạch chỉ chứa điện trở và nguồn hiệu thế và các thí dụ minh họa.

Phương trình vòng

Giới thiệu phương trình nút với mạch chỉ chứa điện trở và nguồn dòng điện, mạch chỉ chứa điện trở và nguồn hiệu thế và các thí dụ minh họa.

Đáp ứng tần số

Nội dung giới thiệu về đáp tuyến tần số; Dùng giản đồ cực – Zero để vẽ đáp tuyến tần số; Mạch lọc; Cộng hưởng; Hệ số phẩm; Tỉ lệ hóa hàm số mạch; và Decibel.

Định lý mạch điện

Nội dung gồm định lý Millman, định lý chồng chất, định lý Thevenin và Norton, định lý Kennely và mạch khuếch đại thuật toán(Operation amplifier, OPAMP).

Lý thuyết mạch: Những khái niệm cơ bản

Giới thiệu các khái niệm cơ bản về lý thuyết mạch bao gồm: Dạng sóng của tín hiệu, Phần tử mạch điện, Mạch điện, và Mạch tương đương

Các phương pháp triển khai hàm P(s)/Q(s), định lý giá trị đầu cuối và bài tập

Giới thiệu các phương pháp triển khai hàm P(s)/Q(s) gồm triển khai từng phần và công thức Heaviside; Định lý giá trị đầu và giá trị cuối; Các bài tập ứng dụng.

LỌC THEO
Tất cả
Tài liệu
Viết giáo trình
Tất cả ngôn ngữ
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Tất cả chủ đề
Business
Social Sciences
Science and Technology
Humanities
Arts
Mathematics and Statistics