GIÁO TRÌNH

Thực tập hình thái giải phẫu thực vật

Science and Technology

Lời nói đầu

Tác giả: Ánh Hà Thị Lệ

LỜI NÓI ĐẦU

Hình thái giải phẩu học thực vật là môn khoa học cơ bản cần thiết cho sinh viên học các ngành sư phạm sinh, của giáo viên giảng dạy môn Sinh học và của cán bộ nghiên cứu môn khoa học thực nghiệm về thực vật.

Thực vật được cấu tạo gồm nhiều tế bào, tế bào thực vật khác với tế bào động vật ở tính chất: vách tế bào bằng celuloz, bên trong có bào quan đặc biệt là lục lạp, nên thực vật tự dưỡng nhờ sự quang hợp. Trong quá trình sống của thực vật, sự hình thành vách tế bào, cấu tạo của vách cũng như sự biến đổi thành phần hóa học trong vách tế bào thay đổi tùy từng loại tế bào và tùy thuộc vào "tuổi" của chúng.

Mô dẫn truyền đặc biệt quan trong ở thực vật có mạch cũng như mô nâng đở giúp cho cây đứng vững; hơn nữa, thực vật không ngừng lớn lên và to ra nhờ một loại mô đặc biệt: mô phân sinh có nhiệm vụ luôn phân cắt để cho ra nhiều tế bào mới.

Cả ba cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá là một thể thống nhất của thực vật. Chúng biến đổi hình thái để thích nghi với môi trường sống; trong cấu tạo bên trong và hình thái bên ngoài. Thực vật được phân chia làm hai lớp đơn tử diệp và song tử diệp vì một số những tính chất khác nhau giữa hai nhóm này.

Cơ quan sinh sản của thực vật hột kín là hoa và kết quả của quá trình sinh sản hữu tính là tạo thành hột nằm bên trong quả, một đặc tính tiến bộ hơn cả mà nhờ đó, hiện nay thực vật có hoa chiếm đến hơn 4/7 số loài thực vật đã được biết. Trong sự sinh sản hữu tính nầy, sự thụ tinh đôi là duy nhứt ở ngành Hột kín.

Bên cạnh sự sinh sản hữu tính, hình thức sinh sản sinh dưỡng ở thực vật rất đa dạng và phong phú, chỉ có ở thực vật mới có sự sinh sản vô tính bằng bào tử, từ bào tử (n) nẩy mầm thành một cá thể thực vật mới hoàn chỉnh.

Trong chu trình sống của thực vật luôn có sự xen kẽ thế hệ giữa giao tử thực vật và bào tử thực vật; ở thực vật bậc cao, giai đoạn giao tử thực vật giảm thiểu và bào tử thực vật là ưu thế.

Với 45 tiết – 3 đơn vị học trình, giáo trình này có 5 chương, chúng tôi giới thiệu một số những tính chất cơ bản chung nhất của phần lớn thực vật về hình thái ngoài, cấu tạo giải phẩu bên trong, nhứt là tính chất khác nhau của các loại mô thực vật được phân biệt nhờ vách tế bào. Hiện nay, vách tế bào thực vật bằng celuloz là đối tượng được khai thác sử dụng nhiều nhất, hơn nữa, trong một số thực vật có chứa nhiều hoá chất đặc biệt nên thực vật còn là đối tượng nghiên cứu nhằm tìm ra những chất có dược tính sử dụng trong y học.

 
MỤC LỤC
NỘI DUNG CÙNG TÁC GIẢ