TÀI LIỆU

Tổng quan về chính sách phát triển công nghiệp

Social Sciences

Tổng quan về chính sách phát triển công nghiệp

Khái niệm về chính sách phát triển công nghiệp

Các quan điểm .

Chính sách công nghiệp là một khái niệm gây nhiều tranh cãi. Chỉ xét riêng ở Nhật Bản đã có những quan điểm bất đồng về chính sách công nghiệp.

Quan điểm của Trezise(1983).

Ông là một trong những người phản đối công nghiệp công nghiệp và cho rằng trợ cấp của Chính phủ và các khoản vay ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp Nhật Bản là nhỏ hơn tương đối so vơí một quyết định thành công của Nhật Bản.

Quan điểm của Reich(1982).

Là một trong những học giả ủng hộ rất mạnh mẽ quan điểm về chính sách công nghiệp ở Mỹ .Theo quan điểm của ông, chính sách công nghiệp bao gồm những nội dung sau:

Các chính sách đối với những khu vực công nghiệp được ưu tiên .

Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng

Chính sách phát triển vùng

Quan điểm của Pinder(1982)

Nội dung của chính sách công nghiệp gồm:

Các chính sách trợ giúp phát triển công nghiệp

Các ưu đãi về tài chính cho đầu tư

Chương trình đầu tư công cộng

Dự trữ của khu vực công cộng

Trợ cấp tài chính cho R & D

Chống độc quyền

Lập luận ngàn công nghiệp non trẻ

Các biện pháp khuyến khích ưu đãi các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ

Chính sách phát triển vùng

Các biện pháp bảo hộ mậu dịch

Khái niệm chính sách phát triển công nghiệp

Trên phương diện lý thuyết, chính sách công nghiệp được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Một chính sách công nghiệp có thể có phạm vi tổng quát hay mục tiêu cụ thể, nhấn mạnh vào sử dụng các công cụ theo chiều dọc hay chiều ngang, và có thể có tác dụng tiêu cực hoặc tích cực đối với tăng trưởng kinh tế .

Một chính sách công nghiệp có phạm vi rộng nhằm vào khuyến khích tất cả các ngành công nghiệp , trong khi đó một chính sách công nghiệp có phạm vi hẹp thì chỉ tập trung vào một hay một số khu vực công nghiệp được lựa chọn theo những tiêu thức nhất định .

Như vậy, chính sách phát triển công nghiệp được hiểu là sự can thiệp trực tiếp hay gián tiếp của Chính phủ hướng vào những ngành nhất định để đạt được những ngành nhất định để đạt được mục tiêu cụ thể (Mục tiêu này có thể là tăng trưởng, xây dựng năng lực cạnh tranh, tạo công ăn việc làm). Chính sách công nghiệp thường được thể hiện dưới dạng tổ chức ngành, chọn ngành ưu tiên, chính sách tài chính và tín dụng (thuế, tợ cấp, đầu tư trực tiếp của Nhà nước, tín dụng ưu đãi) đối với ngành, chính sách phát triển nguồn nhân lưc của ngành, chính sách tăng tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm của ngành, chính sách đầu tư nước ngoài vào các ngành, chính sách kinh tế đối với các ngành , chính sách đối với các khu vực chế xuất và khu công nghiệp tập trung.

Nội dung và mục tiêu của chính sách phát triển công nghiệp

Nội dung

Một là, chính sách phát triển công nghiệp bao gồm toàn bộ những hoạt động hoạch định của một nước ngằm phát triển công nghiệp, liên quan tới những hoạt động hoạch dịnh này là những vấn đề điều chỉnh cơ cấu sản xuất và đầu tư , hiện đại hoá và cải tổ cơ cấu công nghiệp, chính sách thị trường và xuất nhập khẩu , chính sách khuyến khích R & D , chính sách đối với sản xuất quy mô nhỏ và các chính sách có liên quan đến phát triển nguồn lực và năng lượng.

Hai là, trong chính sách công nghiệp cần định rõ các ngành công nghiệp cụ thể sẽ được khuyến khích và dành cho nhừng lĩnh vực này những ưu tiên khác nhau trong một thời gian nhất định nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế .

Ba là, xây dựng đồng bộ hệ thống các phương tiện khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp đã dược lựa chọn . Liên quan đến các phương tiện này là khuyến khích về tài chính, xây dựng hệ thống kiểm soát thích hợp hỗ trợ hoạt động R & D, đặc biệt quan tâm tới các mục tiêu và kế hoạch dài hạn ,...

Mục tiêu.

Vấn đề có ý nghĩa quan trọng là xác định mục tiêu của chính sách phát triển công nghiệp. Phần lớn ở các nước khi xây dựng chính sách phát triển công nghiệp thường đưa ra nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, có thể nêu lên 2 mục tiêu chính là : phát triển công nghiệp cân đối và công bằng.

- Phát triển công nghiệp cân đối đòi hỏi phải đảm bảo được sự cân đối giữa ngành công nghiệp, giữa các địa phương và vùng lãnh thổ. Hầu hết các nước trong quá trình phát triển công nghiệp đều không tập trung đầu tư quá mức vào một ngành công nghiệp nào và tìm cách để duy trì được các thị trường có khả năng cạnh tranh lớn.

Ngoài ra, mục tiêu phát triển cân đối còn được thể hiện ở chỗ : Bên cạnh các trung tâm công nghiệp của các thành phố lớn, nhiều nước ddax khuyến khích phát triển các vùng nông thôn và coi việc định vị lại công nghiệp như là phương tiện quan trọng cho mục tiêu này.

Để thiết lầp được một cơ cấu công nghiệp cân đối, các cước chú ý vào hai vấn đề là thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp quy mô nhỏ và lựa chọn, phát triển một số ngành công nghiệp mũi mhọn.

- Mục tiêu công bằng là một trong hai mục tiêu chính của chính sách công nghiệp. Nó bao gồm các mặt như công bằng xã hội và công bằng giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc thực hiện mục tiêu này có ý ngiã đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung.

Ngoài hai mục tiêu trên còn có những mục tiêu khác như: đảm bảo “chất lượng cuộc sống” thông qua việc thiết lập các quy tắc xã hội để kiểm soát ô nhiễm và chất thải, ban hạnh luật về lương thực, thực phẩm, hoặc cũng có nước đặt mục tiêu của chính sách phát triển công nghiệp là nhằm tăng thu nhập về ngoại hối nhằm cải thiện cán cân thanh toán. Trong những năm gần đây, gới xu thế gia tăng về hội mhaapj kinh tế, các nước còn coi mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế với thế giới và khu vực là mục tiêu của chính sách phát triển công nghiệp…

Trọng tâm của chính sách phát triển công nghiệp.

Chính sách công nghiệp đặt trọng tâm vào phát triển khu vực chế tạo của nền kinh tế. Những người ủng hộ chính sách công nghiệp cho rằng hiện tượng phi công nghiệp hoá ở Anh và Mỹ trong khoảng 3 thập kỷ qua xuất phát từ việc coi nhẹ vai trò của khu vực chế tạo, lam giảm đóng góp của khu vực này vào GDP và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Theo Cohen và Zysman (1987): với tầm quan trọng của khu vực chế tạo thì đây là một sự sai lầm về định hướng chính sách. Thêm vào đó, các biện pháp điều chỉnh kinh tế vĩ mô có thể lầ chưa đủ để có thể thúc đẩy sự phát triển của khu vực chế tạo vì đối với tăng trưởng năng suất của khu vực này, sự phân bổ vốn còn có ý nghĩa quan trọng hơn là tổng giá trị vốn đầu tư. Chính vì vậy, Chính phủ cần can thiệp trực tiếp để thúc đẩy phát triển công nghiệp.

Tuy nhiên, đó cũng là trong tâm gây nhiều tranh cãi. Những người phản đối quan điển chính sách công nghiệp cho rằng tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ hậu công nghiệp ở các nước tư bản phát triển đặt trọng tâm vào khu vực dịch vụ, dịch vụ trở thành trung tâm của các hoạt động kinh tế. Vì vậy, các biện pháp can thiệp của Chính phủ theo hướng ưu tiên khu vực công nghiệp mà không tập trung cho phát triển khu vực dịch vụ không nhưngx là không cần thiết mà còn có ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế. Chính sách công nghiệp sẽ cản trở cơ chế chọn lọc tự nhiên của thị trường và ngăn cản việc tái phân bổ các nguồn lực khan hiếm của nền kinh tế cho khu vực dịch vụ, vì vậy ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng lâu dài của nên kinh tế (quan điểm của Burtơn-1983).

Song sự thay đổi về cơ cấu theo hướng phát triển dịch vụ không phải chỉ đơn thuần là vì con người mong muốn tiêu dùng nhiều dịch vụ khi đới sống được cải thiện. Lý do chủ yếu nhất của sự dịch chuyển về cơ cấu này là do chi phí lạm phát tương đối của khu vực dịch vụ tăng trưởng chậm trong năng suất của khu vực này, chứ không phải là do sự dịch chuyển thật sự của nhu cẩu thị trường về phía khu vực dịch vụ khi thu nhập gia tăng.

Bên cạnh đó, xu hướng phi công nghiệp hoá quan sát được ở một số nước công nghiệp phát triển là một kết quả tất yếu trong dài hạn của sự chênh lệch năng suất lao động giữa hai khu vực này chứ không nhất thiết là do khu vực công nghiệp suy giảm sức cạnh tranh. Ngay cả các nền kinh tế hướng mạnh vào xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp như Nhật Bản, Đức cũng chịu những ảnh hưởng nhất định của phi công nghiệp hoá. Nói cách khác, phi công nghiệp hoá và sự suy giảm của khu vực công nghiệp là hai khái niệm khác nhau, mặc dù sự giảm sút của khu vực công nghiệp có thể ảnh hưởng đến mức độ phi công nghiệp hoá. Vì vậy, không thể kết luận rằng khu vực công nghiệp của một nền kinh tế nào đó đang xuống dốc nếu chỉ căn cứ vào những biểu hiện của phi công nghiệp hoá mà nó đang phải trải qua theo định nghĩa ở trên.