TÀI LIỆU

Tính toán kinh kế trong quản lý chất thải

Science and Technology

Tóm tắt

Tài chính cho Quản lý chất thải

Trong quản lý chất thải, vấn đề tài chính là một trong những vấn đề cơ bản nâng cao hiệu quả quản lý hoặc giảm sút năng lực quản lý. Vì động cơ tài chính làm cho các đối tượng liên quan đến chất thải sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình, đặc biệt là trong bối cảnh vận hành của cơ chế kinh tế thị trường. Xem xét từ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của quản lý chất thải cho thấy những vấn đề tài chính liên quan đến quản lý chất thải bao gồm những nội dung cơ bản sau đây.

Trợ cấp cho quản lý chất thải

Trợ cấp cho quản lý chất thải là nguồn tài chính được cấp bởi chính quyền địa phương, hay một tổ chức nào đó cho đối tượng thực hiện quản lý chất thải từ thu gom đến vận chuyển và xử lý chất thải. Hình thức trợ cấp có thể là toàn phần hay một phần. Trước đây ở các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hình thức trợ cấp thường là toàn phần.

Trong bối cảnh của nền kinh tế chuyển đổi hay kinh tế thị trường hình thức này tỏ ra không hiệu quả bởi lẽ không có tác dụng thay đổi hafnh vi của người tạo ra chất thải, mặt khác đối với đối tượng thực hiện quản lý không có tác dụng kích thích phát huy tính chủ động sáng tạo và hướng tới đạt hiệu quả tốt hơn trong việc thực hiện quản lý chất thải.

Đối với hình thức trợ cấp một phần được thực hiện trên cơ sở lấy thu bù chi. Về nguyên tắc các đối tượng thực hiện quản lý chất thải bù đắp đủ những chi phí hoạt động của mình bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi.Nguồn tài chính bù đắp đó thường được thu thông qua phí hay thuế đối với đối tượng tạo ra chất thải. Thông thường đối với các nước đang phát triển, mức sống người dân còn thấp, trình độ nhận thức chưa cao nguồn thu này không đủ so với chi phí bỏ ra để thực hiện quản lý chất thải, phần thiếu hụt này chính là trợ cấp của chính quyền địa phương. Ví dụ ở phần lớn các thành phố của Việt Nam hiện nay cân đối tài chính giữa nguồn thu và chi bỏ ra cho quản lý chất thải rắn đô thị (Municipal Solid Waste), chính quyền thành phố thường phải trợ cấp thêm 70%. Nguồn thu phí từ MSW chỉ đáp ứng được 30% so với chi phí bỏ ra. Trong nhiều trường hợp, trợ cấp một phần cũng có thể diễn ra dưới hình thức viện trợ không hoàn lại nhằm tăng năng lực cho quản lý chất thải. Hình thức này thường không phổ biến và chỉ ở quy mô nhỏ. Ví dụ tổ chức Mỹ ư á dưới hình thức này đã trang bị cho một số thôn ở làng nghề đồ gỗ và phun sơn ở Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội các xe đẩy đựng rác. Với sự trang bị này đã tăng năng lực cho thu gom và vận chuyển rác về khu vực tập kết trong làng.

Xem chi tiết tại đây