GIÁO TRÌNH

Môi trường và con người

Science and Technology

Một số biện pháp để bảo vệ môi trường

Tác giả: Lê Thị Thanh Mai

Xử lý môi trường bị ô nhiễm

  • Xử lý các chất gây ô nhiễm gây từ nguồn phát sinh.
  • Tập trung:
  • Chống ô nhiễm không khí bởi bụi, các khí thải của động cơ đốt trong, các hợp chất CFC, lưu huỳnh, oxid nitơ.
  • Chống ô nhiễm các nguồn nước bởi các chất thải sinh hoạt, kim loại nặng, phosphat, nitrat, cianur, thuốc trừ sâu, trừ cỏ …
  • Xử lý nước thải sinh hoạt
  • Nếu lượng nước ít và không chứa các thành phần độc hại thì dùng các quá trình tự nhiên như sa lắng, oxi hóa sinh học…
  • Nếu lượng nước thải nhiều và có chứa các thành phần độc hại thì phải qua các giai đoạn như xử lý sơ bộ để loại bỏ các tạp chất rắn có kích thước tương đối lớn và giai đoạn loại bỏ các tạp chất hữu cơ bằng cách dùng quá trình oxi hóa sinh hóa. Sau giai đoạn này có thể thải nước thải vào môi trường.

Biện pháp phòng ngừa

Đây là biện pháp tốt nhất vì "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Tăng cường quản lý chất thải, không cho chất thải lan truyền ra các quyển đặc biệt là chất thải ngành công nghiệp và xử lí nhiên liệu hạt nhân.

Thay thế các chất gây ô nhiễm bằng các chất không gây hay ít gây ô nhiễm. Tuy nhiên, con người cũng hết sức thận trọng vì một số trường hợp, chưa dự đoán được tác động của chất thay thế.

  • CFC và halon: dùng để thay thế các dẫn xuất Clo, Flo của CH4, C2H6 ; các halon dùng để thay thế các dẫn xuất Clo, Flo và brom của các ankan.
  • CFC’s và halon được dùng nhiều trong chữa cháy, dung môi cho các loại sơn phun, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu hại thực vật, thay thế NH3 và SO2 trong các máy làm lạnh.
  • 1970, người ta mới phát hiện ra CFC’s và halon là một trong các thủ phạm chính gây suy thoái lớp ozone.
  • 1985, các nước đã ký công ước Vienna và 1987 ký Nghị định thư Montreal quy định việc cắt giảm và tiến tới xóa bỏ việc sử dụng các hợp chất CFC và halon. Công ước cũng khuyến khích việc nghiên cứu tìm các chất thay thế.
  • 1994, Chính phủ Việt Nam cũng đã ký Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal.
  • Thay thuốc trừ sâu, trừ cỏ như DDT, 666… bằng các chế phẩm sinh học.
  • Sử dụng xăng không pha chì.
  • Dùng dầu thực vật thay một phần các sản phẩm dầu mỏ trong nhiên liệu của các động cơ đốt trong.
  • Tìm kiếm các công nghệ không có chất thải - sản xuất sạch.
 
MỤC LỤC